Không chỉ là bước ngoặt quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ, cai sữa còn là quá trình đòi hỏi sự kiên trì của cả mẹ và bé. Việc mẹ chọn sai thời điểm hay áp dụng sai cách có thể gây đau đớn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ cũng như tâm lý của con. Dưới đây là một số cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau chị em có thể tham khảo áp dụng.
Bạn đang đọc: Cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau an toàn
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất chủ yếu và hoàn chỉnh nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn sẽ cần phải cai sữa cho con để bé có thể tiếp nhận được đầy đủ và đa dạng các dưỡng chất từ thức ăn. Lúc này tìm được cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau là mục đích được nhiều chị em hướng đến.
Contents
Tại sao khi cai sữa cho bé mẹ thường bị đau tức bầu ngực?
Sau một thời gian dài gắn bó với bầu sữa mẹ, việc đột ngột cắt đứt mối liên kết này có thể khiến bé yêu nhà bạn bị tổn thương tâm lý, quấy khóc liên tục. Trong khi đó, vì cơ thể mẹ đã quen với việc tiết sữa đều đặn mỗi ngày nên nếu cai sữa cho bé đột ngột có thể khiến bầu ngực mẹ gặp một số vấn đề như:
- Bị căng sữa, ngứa và tức ngực rất khó chịu do mô tuyến sữa bị phù nề, khi bầu vú đầy sữa làm vú căng, nóng và đau.
- Một lượng sữa lớn tiết ra nhưng không được tiêu thụ có thể gây hiện tượng tắc tia sữa, tắc ống dẫn sữa, làm vú xuất hiện những cục đỏ và đau.
- Nhiễm trùng, gây sốt, xuất hiện vùng sưng nóng đỏ đau trên bầu vú và nặng hơn là áp xe vú.
Thông thường tình trạng căng đau nơi ngực chỉ kéo dài khoảng vài ngày hoặc 1 tuần, sau đó lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần, giảm gánh nặng cho bầu ngực. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng này mẹ cần cho bé cai sữa khi cả mẹ và trẻ đều đã sẵn sàng và áp dụng những cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau.
Một số cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau
Dưới đây là một số cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau hiệu quả, bạn có thể tham khảo áp dụng:
Tăng cường bữa ăn dặm
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể giảm dần vai trò của sữa mẹ bằng cách tập cho con ăn dặm với những thức ăn của người lớn để làm quen dần với các mùi vị món ăn khác. Bên cạnh việc chế biến nhiều món ngon và bổ dưỡng cho trẻ, mẹ nên tăng thêm các bữa phụ để bé không còn cảm giác đói. Nhờ đó con có thể giảm tần suất đòi bú mẹ. Lưu ý chế biến những món ăn như: Bột, cháo nghiền nhỏ, thật mềm để vừa loại trừ nguy cơ bị hóc, nghẹn vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ.
Bỏ cữ bú từ từ hoặc rút ngắn thời gian cho bú
Thay vì đột ngột ngừng hẳn việc cho trẻ bú, các mẹ hãy lên kế hoạch giảm từ từ các cữ bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú. Ví dụ, nếu bình thường mỗi ngày bạn cho bé bú từ 7 – 8 lần trong khoảng 5 phút, thì có thể giảm xuống còn 3 – 4 lần trong vòng 3 phút. Sau đó tiếp tục giảm dần đến khi ngưng cho bé bú hoàn toàn.
Cho trẻ tập quen với việc không ti mẹ
Để trẻ tạm rời xa ti mẹ là một trong những cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau hay căng tức ngực. Bạn có thể tìm những cách khác để âu yếm con (như: Ôm, nắm tay, xoa bóp, đặt bé ngồi vào lòng mẹ…), cho con tham gia những trò chơi vận động để bế quên đi việc đòi bú hoặc tập cho trẻ ngậm ti giả để làm quen với việc bú bình giúp việc cai sữa mẹ nhanh chóng hơn.
Thay đổi thói quen của bé
Thay đổi lịch trình thường nhật là một trong những mẹo cai sữa không đau được nhiều người áp dụng nhằm khiến trẻ quên đi việc bú mẹ. Theo đó, mẹ nên thức dậy sớm hơn con để tập cho bé bỏ thói quen tìm ti mẹ mỗi khi ngủ dậy, thay đổi quần áo hoặc ghế mẹ vẫn thường ngồi cho bé bú. Hoặc bạn cũng có thể gửi con về nhà ông bà để con quen dần với việc thiếu hơi mẹ. Từ đó không còn đòi bú mẹ nữa.
Tìm hiểu thêm: Ăn kiến có sao không? Những mối nguy từ loài kiến mà bạn cần biết
Thoa tỏi, mướp đắng hoặc mùi bé ghét lên đầu ti
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo cai sữa dân gian cho bé như: Thoa nước tỏi, mướp đắng hoặc mùi bé ghét lên đầu ti… để con bỏ bú dễ dàng hơn. Nguyên nhân là vì khứu giác và vị giác của trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên khi ngửi hoặc nếm phải mùi lạ từ sữa mẹ thì bé sẽ từ chối bú. Khi thực hiện cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau này, cần chú ý không nên thoa ớt vì sẽ làm bé bị bỏng miệng hoặc tránh thoa các loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Một số thắc mắc thường gặp khi cai sữa cho bé
Song song với việc áp dụng cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau, các mẹ bỉm cũng thường có nhiều thắc mắc khác trong quá trình cai sữa cho con yêu. Cụ thể:
Làm gì để tránh tình trạng căng sữa khi cai sữa cho bé?
Căng sữa là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng nhiều khiến vùng ngực của người mẹ bị căng tức, sưng ngứa, khó chịu, sốt cao và đi kèm cảm giác mệt mỏi gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, hiện tượng này chỉ kéo dài trong vài ngày đến vài tuần sẽ tự hết nên mẹ không cần quá lo lắng. Để giảm đau và cải thiện căng sữa, chị em có thể áp dụng một số cách như: Massage, chườm lạnh ngực, đắp lá bắp cải, tắm nước ấm với vòi sen, ngủ đủ giấc…
>>>>>Xem thêm: Sàng lọc quý 2 thai kỳ giúp phát hiện điều gì?
Có nên vắt sữa khi cai sữa cho bé không?
Nhiều mẹ bỉm băn khoăn trong giai đoạn cai sữa có nên vắt sữa ra ngoài khi cai sữa không vì e ngại điều này sẽ dễ gây tắc tia sữa hay mất sữa. Tuy nhiên nếu thực hiện hút sữa đúng cách thì lượng sữa chẳng những không mất đi mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể như: Giảm căng sữa, giúp bé nhận được cả sữa đầu, sữa cuối và quen dần với việc bú bình.
Bé có thể gặp phải vấn đề sức khỏe gì sau khi cai sữa mẹ?
Sau khi cho bé cai sữa, bạn có thể nhận thấy sự phát triển lớn mạnh ở con khi được tiếp xúc nguồn dinh dưỡng mới lạ hơn. Bên cạnh đó cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều căn bệnh trẻ nhỏ như:
- Chứng rối loạn hệ tiêu hóa với các biểu hiện như: Tiêu chảy nặng hoặc táo bón, kèm theo nôn trớ nhiều, đầy bụng và khó tiêu…
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp gây sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan…
- Suy dinh dưỡng, còi xương và ảnh hưởng đến cả sự phát triển giai đoạn trưởng thành sau này.
Cai sữa cho bé là một hành trình khó khăn đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên trì của cả mẹ và trẻ. Những cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau trên đây hy vọng sẽ giúp bé yêu nhà bạn cai sữa thành công một cách dễ dàng, nhanh chóng và phát triển khỏe mạnh. Tốt nhất, hãy kiên nhẫn thực hiện từng bước để trẻ có thời gian thích nghi dần, tránh vội vàng vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể