Hiện nay khi cuộc sống ngày càng nhộn nhịp thì người tiêu dùng rất yêu thích những bữa ăn nhanh, tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Vậy nên việc nấu thật nhiều cơm rồi bảo quản dùng dần là điều dễ hiểu. Có cách bảo quản cơm qua đêm nào an toàn cho sức khỏe hay không là thắc mắc nhiều người đặt ra.
Bạn đang đọc: Cách bảo quản cơm qua đêm mà bạn nên biết
Đối với người Việt, cơm luôn là món ăn chính được yêu thích nhất. Tuy nhiên việc nấu cơm hằng ngày có thể mất nhiều thời gian và dễ còn cơm thừa sau mỗi bữa ăn. Lúc này cần phải biết cách bảo quản cơm qua đêm để đảm bảo an toàn. Một số người khi biết cách bảo quản cơm thì có thể nấu lượng lớn rồi chia làm nhiều phần để ăn dần, giúp tiết kiệm thời gian.
Contents
Có nên ăn cơm để qua đêm không?
Cơm nguội có hàm lượng tinh bột kháng cao hơn cơm nóng. Và loại tinh bột kháng này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thực tế nhiều người được khuyên nên hạn chế ăn cơm bởi chúng có thể gây tiểu đường, nhưng tinh bột kháng trong cơm nguội khi được tiêu thụ đúng lượng sẽ làm chậm quá trình tiêu hoá, giảm lượng đường trong máu. Chưa kể ăn cơm giúp no lâu, giàu vitamin B tốt cho não bộ và hệ miễn dịch.
Có một số tranh cãi về cách bảo quản cơm qua đêm, bởi nhiều thông tin cho rằng cơm nguội sẽ gây ung thư. Tuy nhiên đây là thông tin thiếu cơ sở khoa học, ăn cơm nguội được bảo quản và hâm nóng đúng cách sẽ vẫn đảm bảo dinh dưỡng với nhiều tác dụng tốt.
Bên cạnh một số lợi ích khi ăn cơm nguội, ta vẫn phải chú ý đến khả năng gây ngộ độc từ chúng. Nếu cơm nguội không được bảo quản đúng thì rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây hại như Bacillus cereus, Salmonella, Staphylococcus aureus. Các vi khuẩn này có thể sản sinh ra các độc tố gây hại cho cơ thể và dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Vậy nên khi cơm nguội đã có dấu hiệu bị ôi thiu, có mùi lạ, có vị chua thậm chí nổi mốc thì không nên ăn.
Để đảm bảo an toàn, những đối tượng không khuyến khích thường xuyên dùng cơm nguội qua đêm là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai. Bởi hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hoá của họ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và rất nguy hiểm khi chẳng may bị ngộ độc. Tốt nhất với nhóm người này hãy dùng cơm được nấu trong ngày.
Cách bảo quản cơm qua đêm an toàn
Như đã đề cập, việc bảo quản cơm nguội không tốt sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hoá. Nếu ăn phải cơm nguội nhiễm khuẩn bạn có thể bị buồn nôn, sốt, đau bụng, tiêu chảy thậm chí phân có lẫn máu. Vậy phải bảo quản cơm qua đêm ra sao?
Thực tế khi cơm được nấu chín, chỉ nên lưu trữ cơm thừa trong khoảng thời gian nhất định. Với cơm để ở nhiệt độ phòng thì bảo quản không quá 2 giờ nếu thời tiết nóng, có thể bảo quản cơm ở tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày và giữ lâu hơn ở tủ đông từ 3 đến 4 tháng.
Nên chia cơm nguội ra thành các phần vừa ăn, cho vào hộp có đậy nắp hay túi zip kín và đưa vào tủ lạnh. Trước bữa ăn nên bỏ hộp cơm rã đông và hâm nóng lại bằng lò vi sóng. Tuy nhiên nếu ăn thừa cơm vừa được hâm nóng thì không được bảo quản lần hai vì cơm sẽ bắt đầu bị hồ hoá, mất chất dinh dưỡng và gây hại cho hệ tiêu hoá.
Tìm hiểu thêm: Ù tai dấu hiệu ung thư: Cách nhận biết và điều trị
Cách bảo quản cơm qua đêm an toàn nhất là cho chúng vào tủ cấp đông. Ngoài ra hãy đảm bảo hộp hay túi zip sạch và kín để không bị các thức ăn khác dính vào. Lúc hâm nóng lại cơm, kiểm tra xem cơm có mùi lạ không, có bị bết dính hay không. Nếu cơm quá khô, cứng thì cũng không nên giữ lại dùng vì chất lượng và hương vị của chúng đã giảm đi.
Về việc hâm nóng cơm, có thể cân nhắc dùng nồi cơm điện hoặc dùng lò vi sóng. Những ai đang muốn tiết kiệm thời gian thì nên áp dụng việc bảo quản cơm như trên. Thực tế nếu có thời gian, hãy ưu tiên nấu cơm mới hằng ngày để ăn ngon miệng hơn và tốt cho sức khoẻ hơn.
Những hiểu lầm khi bảo quản thực phẩm
Sau khi tìm hiểu về cách bảo quản cơm qua đêm, ta cùng điểm qua một số hiểu lầm trong bảo quản thực phẩm hằng ngày để biết cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bản thân:
- Thực phẩm chưa bốc mùi tức là vẫn ăn tốt: Thực tế thức ăn thừa chỉ nên lưu giữ tối đa là 4 ngày trong tủ lạnh. Nếu bạn căn cứ vào mùi thực phẩm để khẳng định nó còn ăn được hay không thì rất nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt với thực phẩm đã chế biến cùng gia vị thì chỉ nên ăn trong 1 – 2 ngày nếu được bảo quản đúng, hạn chế để lâu hơn.
- Rã đông bằng cách bỏ khỏi tủ lạnh: Cách rã đông thức ăn đúng là mang thực phẩm nào đó xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm. Hoặc có thể đặt thực phẩm đã được bọc bằng túi kín trong một bát nước lạnh. Hạn chế rã đông thực phẩm bằng nước ấm. Không nên cấp đông thực phẩm quá lâu bởi thức ăn sẽ mất dần hương vị và dưỡng chất.
- Để thực phẩm chín quá lâu ở nhiệt độ thường: Nếu có ý định muốn bảo quản thực phẩm qua đêm, tốt nhất ngay sau khi ăn còn thừa, hãy để chúng vào tủ lạnh ngay để hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Để thực phẩm đã nấu chín trong nhiệt độ thường sẽ kích thích sản sinh vi khuẩn bacillus chỉ trong vài giờ.
- Tồn nhiều đồ hộp không dùng trong tủ lạnh: Tủ lạnh là nơi bảo quản lý tưởng thực phẩm nhưng chúng sẽ trở thành môi trường gây hại nếu không được vệ sinh. Cách giữ tủ lạnh sạch sẽ đơn giản nhất là luôn phải vứt đi các hộp đựng không còn dùng được. Chúng ở lại tủ lạnh càng lâu thì sẽ gây nguy cơ sinh sôi vi khuẩn càng nhiều.
>>>>>Xem thêm: Huyết áp cao có gây buồn ngủ không?
Trên đây là những chia sẻ về cách bảo quản cơm qua đêm. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về việc dùng cơm nguội và có cho bản thân cách bảo quản khoa học.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể