Các loại nấm gây bệnh ở cơ thể người đã được tìm thấy với nhiều chủng loại. Đặc biệt là nấm Candida, đây là loại nấm có thể gây bệnh ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bạn đang đọc: Các loại nấm gây bệnh trên người
Nấm tồn tại ở khắp nơi trên thế giới, nấm có mặt ở môi trường đất, nước, không khí, trên thực vật, trên động vật và con người. Khi gặp điều kiện thuận lợi các loại nấm trên cơ thể người phát triển quá mức và gây bệnh trên cơ thể người. Kenshin sẽ cung cấp thông tin về các loại nấm gây bệnh trong bài viết dưới đây.
Contents
Phân loại các loại nấm gây bệnh
Hiện nay có khoảng hơn một triệu loài nấm, trong đó nhóm vi nấm gây bệnh có hàng trăm ngàn loài khác nhau. Khả năng gây bệnh ở người có thể có hơn 300 loài khác nhau. Nấm được phân loại dựa vào cấu trúc, sinh học phân tử và hóa sinh của loài nấm. Các loài nấm điển hình gây bệnh ở người bao gồm:
- Lớp Actinomycetes là loài nấm gây bệnh chủ yếu ở chân, bẹn, hàm của con người.
- Lớp Phycomycetes loài nấm này khá hiếm gặp ở da và niêm mạc người.
- Lớp Basidiomycetes đặc biệt không có loài nào ký sinh ở người nên không gây bệnh ở người.
- Lớp Ascomycetes là lớp nấm gây tổn thương không những ở da, móng, tóc mà còn có thể gây tổn thương toàn thân trên cơ thể người.
Trong lớp Ascomycetes có họ nấm Candida là một họ nấm có khả năng gây bệnh ở người nhiều nhất, với nhiều vị trí gây bệnh khác nhau. Trong đó, nấm Candida gây bệnh chủ yếu tại: Móng, âm đạo, hầu họng,…
Nấm Candida là một loại nấm sống tự nhiên trong cơ thể con người và có thể được tìm thấy ở nhiều bộ phận khác nhau như đường ruột, âm đạo, miệng và da. Mặc dù Candida thường sống trong hệ thống miễn dịch cân bằng, nhưng khi hệ thống miễn dịch yếu, hoặc có sự biến đổi môi trường cơ thể, nấm này có thể tăng sinh gây nhiễm trùng.
Nhiễm Candida ở móng
Đây là loại bệnh phổ biến, thường gặp ở móng tay hoặc móng chân. Làm cho móng đổi màu, dày bờ, ly tách móng, mục móng,… Nhiễm nấm móng ngoài từ Candida có thể do những loại vi nấm khác sống trong môi trường. Từ vết thương nhỏ trên móng tay, vết thương tại vùng da xung quanh là điều kiện cho phép các loại vi nấm xâm nhập và gây bệnh. Những triệu chứng báo hiệu bạn đang nhiễm nấm Candida ở móng bao gồm:
- Người bệnh thay đổi màu móng: Móng người bệnh có thể chuyển sang màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây nhưng màu móng thay đổi không đồng đều giữa các móng trên cùng một người.
- Hình dạng móng thay đổi: Móng có thể trở nên dày và nặng, có thể làm móng bị biến dạng hoặc cong.
- Người bệnh có cảm giác sưng và đau ở móng: Vùng xung quanh móng đau và sưng nhất là khi tác động một lực lên móng.
- Móng có thể nứt hoặc gãy dễ dàng.
- Da xung quanh móng trở nên đỏ hoặc sưng: Khi nhiễm nấm Candida gây kích ứng da xung quanh móng nên vùng xung quanh móng trở nên đỏ và sưng tấy.
- Có mùi khó chịu, mùi hôi xuất phát từ móng nhiễm Candida.
Khi bạn có những dấu hiệu trên và nghi ngờ bản thân đang nhiễm nấm Candida tại móng thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Đội ngũ y bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng nhiễm vi nấm của bạn.
Nhiễm Candida ở âm đạo
Ở các đối tượng đặc biệt, có điều kiện thuận lợi để nấm Candida phát triển mạnh mẽ như: Phụ nữ đang mang thai, chị em dùng thuốc tránh thai, người mắc bệnh tiểu đường, người đang sử dụng kháng sinh và có hệ miễn dịch kém thì việc nhiễm nấm Candida ở âm đạo cũng không phải quá hiếm gặp. Triệu chứng nhiễm Candida âm đạo có thể bao gồm nhiều dạng và mức độ khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của nhiễm nấm âm đạo:
- Cảm giác ngứa ngáy, kích thích hoặc cảm giác “nóng” ở vùng âm đạo thường xuyên xuất hiện.
- Cảm giác đau, khó chịu khi quan hệ tình dục hay trong khi đi tiểu tiện cũng là dấu hiệu chỉ dấu bạn đã nhiễm nấm âm đạo.
- Có thể có sự sưng, đỏ hoặc xuất hiện mụn nhỏ ở vùng âm đạo.
- “Cô bé” ra màu, mùi khác thường: Sự thay đổi về màu sắc và mùi của nước tiểu hoặc chất nhầy từ âm đạo báo hiệu “cô bé” của bạn đang gặp vấn đề cần được điều trị.
- Trong giai đoạn tiền và sau chu kì kinh không bình thường: Xuất hiện chu kỳ kinh không đều, kinh nguyệt nhiều hơn hoặc ít hơn thường lệ kèm với các triệu chứng trên thì bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
- Có thể xuất hiện sưng hoặc đau bên ngoài âm đạo.
Nếu bạn gặp các triệu chứng trên, đặc biệt là khi triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên thăm bác sĩ hoặc chuyên gia về phụ khoa để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và đề xuất hướng điều trị nhiễm nấm âm đạo.
Tìm hiểu thêm: Mì ramen ăn liền có tốt cho sức khỏe không?
Nhiễm nấm Candida hầu họng
Nhiễm nấm Candida ở hầu họng thường được gọi là “nhiễm nấm họng” hoặc “nhiễm nấm miệng”. Những triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm:
- Cảm giác đau và khó chịu ở họng là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở bệnh nhân nhiễm nấm Candida hầu họng.
- Một hoặc nhiều vùng có mụn trắng, màng mủ xuất hiện trên niêm mạc họng, lưỡi, nướu và lợi.
- Có cảm giác ngứa hoặc kích thích trong họng thường xuyên.
- Khó khăn khi nuốt, có mùi khó chịu từ họng.
- Vị giác người bệnh thay đổi do có màng mủ nấm trên lưỡi.
- Nhiễm nấm hầu họng có thể gây ra sưng hoặc đau khi nói hoặc nuốt.
>>>>>Xem thêm: Cách massage mắt bằng máy đúng cách và hiệu quả tại nhà
Nếu bạn có các triệu chứng trên và nghi ngờ mình có nhiễm nấm Candida ở họng, bạn nên thăm bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán chính xác và tiến hành điều trị kịp thời. Những loại thuốc trị nấm Candida hầu họng mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh bao gồm:
- Thuốc chống nấm: Bác sĩ thường sẽ kê đơn các loại thuốc chống nấm với mục đích giảm số lượng nấm Candida.
- Thuốc xịt họng: Các loại thuốc có thể được kê để giảm triệu chứng đau và khó chịu ở họng.
- Viên hoặc dung dịch súc miệng chứa nystatin: Đặc biệt hữu ích cho trẻ em hoặc người không thích việc sử dụng thuốc dạng nén trong quá trình điều trị nhiễm nấm Candida hầu họng.
Nấm Candida là một trong các loại nấm gây bệnh có tỷ lệ cao ở người. Nên việc phòng ngừa nhiễm nấm Candida là cực kì cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm nấm Candida bao gồm: Nên tích cực duy trì sức khỏe, giảm tiêu thụ đường và thực phẩm là thức ăn nuôi dưỡng nấm Candida. Luôn giữ vùng cơ thể khô ráo và tránh sử dụng thuốc một cách bừa bãi, không có chỉ định phù hợp của bác sĩ mà dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh.
Trong các loại nấm gây bệnh cần chú ý về nấm Candida và có biện pháp phòng ngừa phù hợp vì đây là loại nấm có mặt sẵn trên cơ thể người, chỉ chờ thời cơ thích hợp để gây bệnh. Vậy nên cần chủ động phòng ngừa nhiễm nấm Candida để tránh các biến chứng không đáng có.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể