Các giai đoạn ung thư phổi và những điều bạn cần biết

Ung thư phổi là loại ung thư nghiêm trọng và phổ biến trên thế giới. Nó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong. Như các bệnh ung thư khác, ung thư phổi có nhiều giai đoạn diễn tiến dần với các dấu hiệu ngày càng rõ ràng hơn. Cùng tìm hiểu về các giai đoạn ung thư phổi qua nội dung sau đây.

Bạn đang đọc: Các giai đoạn ung thư phổi và những điều bạn cần biết

Vậy các giai đoạn ung thư phổi cụ thể có những đặc điểm gì? Để biết thêm về vấn đề này, Kenshin mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi được định nghĩa là loại ung thư bắt đầu từ phổi – cơ quan có 2 lá với nhiệm vụ lấy oxy khi hít vào và thải cacbon dioxit khi thở ra. Ung thư phổi đứng thứ hai trong top 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, chỉ sau ung thư vú theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Ung thư phổi có mối liên quan mật thiết với việc hút thuốc lá, những người hút thuốc lá thường xuyên cũng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi. Ung thư phổi được chia làm hai loại:

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: Ung thư phổi tế bào nhỏ hầu như chỉ xảy ra ở những người nghiện thuốc lá nặng và ít phổ biến hơn so với ung thư phổi không tế bào nhỏ.
  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Là thuật ngữ chung cho một số loại ung thư phổi. Ung thư phổi không tế bào nhỏ bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.

cac-giai-doan-ung-thu-phoi-va-nhung-dieu-ban-can-biet 1

Ung thư phổi gồm 2 loại

Ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không có những triệu chứng rõ ràng, điều này làm cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn. Thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn tiến triển. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi ung thư phổi đã tiến triển:

  • Ho trong thời gian dài: Ho kéo dài, không thuyên giảm hay khỏi hẳn sau một thời gian dài là một trong những dấu hiệu quan trọng. Ho có thể đi kèm với sổ mũi và không có bất kỳ cải thiện nào khi dùng các biện pháp điều trị thông thường.
  • Ho ra máu: Ho ra máu là một dấu hiệu nghiêm trọng dù có thể chỉ là lượng máu nhỏ và cần được kiểm tra ngay lập tức. Máu có thể xuất hiện đờm hoặc nước bọt.
  • Hụt hơi: Hụt hơi và khó thở có thể xuất hiện khi khối u ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của phổi, gây khó khăn trong việc lấy hơi và thở ra.
  • Đau ngực: Đau ngực hoặc nặng vùng ngực có thể do sự phát triển của khối u hoặc do khối u tác động vào các cấu trúc xung quanh.
  • Khàn tiếng: Khàn tiếng có thể xuất hiện khi khối u ảnh hưởng đến dây thanh âm hoặc thần kinh liên quan đến giọng nói.
  • Sụt cân: Giảm cân nặng đột ngột và không rõ nguyên nhân có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư phổi.
  • Đau xương: Đau xương, đặc biệt là trong các giai đoạn muộn của bệnh, có thể xuất hiện khi ung thư đã di căn đến xương.
  • Đau đầu: Đau đầu có thể xuất hiện khi ung thư phổi ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

cac-giai-doan-ung-thu-phoi-va-nhung-dieu-ban-can-biet 2

Phổi bị tổn thương nghiêm trọng

Như đã đề cập, thuốc lá có mối liên quan rất lớn với ung thư phổi, điều này đã được ghi nhận trong y văn cũng như qua nhiều nghiên cứu. Hút thuốc lá chính là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi phổ biến nhất, kể cả ở người hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động (tiếp xúc với khói thuốc lá). Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, bao gồm hơn 7000 chất hóa học, trong đó có hơn 250 chất gây ung thư. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cũng có thể đóng vai trò trong việc tăng nguy cơ mắc ung thư phổi:

  • Xạ trị trước đó: Người đã được tiếp xúc với tia X hoặc xạ trị trong quá khứ có thể có nguy cơ cao hơn mắc ung thư phổi.
  • Tiếp xúc với khí radon: Radon là một loại khí không màu và không mùi, là sản phẩm phân giải tự nhiên của uranium trong đất. Tiếp xúc dài hạn với radon, đặc biệt là trong không gian kín, có thể tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
  • Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác: Tiếp xúc với amiăng, đặc biệt là ở các nhà máy công nghiệp, có thể tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh: Người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi có thể có nguy cơ cao hơn so với người không có tiền sử gia đình về bệnh này.

Các giai đoạn ung thư phổi

Các giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ

Các giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia ra từ 0 đến IV. Giai đoạn càng thấp ung thư càng ít nghiêm trọng.

  • Giai đoạn 0: Là giai đoạn đầu của ung thư phổi, ung thư chỉ ở lớp lót trên cùng của phổi hoặc phế quản và chưa lan rộng. Giai đoạn này thường được gọi là ung thư biểu mô hoặc khối u tại chỗ.
  • Giai đoạn I: Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1 được chia làm giai đoạn IA và IB dựa trên kích thước khối u. Ở giai đoạn này, ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
  • Giai đoạn II: Được chia thành giai đoạn IIA và IIB, với mỗi giai đoạn được chia thành các phần bổ sung, tùy thuộc vào kích thước của khối u, vị trí tìm thấy và việc ung thư có lan đến các hạch bạch huyết hay không. Ở giai đoạn II, khối u có thể lớn hơn ở giai đoạn I và/hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó nhưng chưa đến các cơ quan ở xa.
  • Giai đoạn III: Được phân loại là giai đoạn IIIA, IIIB hoặc IIIC, tùy thuộc vào kích thước, vị trí của khối u và mức độ lan rộng của nó. Thông thường nhất là ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở trung thất (vùng ngực giữa phổi).
  • Giai đoạn IV: Là giai đoạn cao nhất, chỉ ra rằng ung thư đã di căn hoặc lan rộng đến niêm mạc phổi hay các khu vực khác của cơ thể như gan, xương, não. Giai đoạn IV thường xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Ung thư hắc tố móng tay sống được bao lâu?

cac-giai-doan-ung-thu-phoi-va-nhung-dieu-ban-can-biet 3
Sự lan rộng của các khối u khối bệnh diễn tiến theo thời gian

Các giai đoạn ung thư phổi tế bào nhỏ

Khác với ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư phổi tế bào nhỏ được chia làm hai giai đoạn là giai đoạn hạn chế và giai đoạn lan rộng.

  • Giai đoạn hạn chế: Ung thư chỉ ở một phổi có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết ở trung thất (vùng ngực giữa hai phổi). Giai đoạn này thường được coi là giai đoạn ban đầu của bệnh.
  • Giai đoạn lan rộng: Trong giai đoạn lan rộng, tế bào ung thư đã lan rộng đến các phần khác của phổi, phổi đối diện, các cơ quan xung quanh lồng ngực, hoặc thậm chí là các cơ quan ở xa như gan, xương, não. Giai đoạn này thường được mô tả là “lan rộng” và có thể đòi hỏi các phương pháp điều trị phức tạp hơn.

Điều trị ung thư phổi

Tùy thuộc vào tình trạng cũng như mong muốn của người bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau. Dưới đây là các cách điều trị thường được sử dụng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư phổi và một phần mô lành. Phẫu thuật là một lựa chọn nếu ung thư chỉ giới hạn ở phổi. Nếu ung thư có sự lan ra, hay trên diện rộng hơn, bác sĩ có thể đề nghị hóa trị hoặc xạ trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Nếu có nguy cơ không thể loại bỏ hoàn toàn khối u hay có khả năng tái phát cao, bác sĩ có thể đề nghị hóa trị hoặc xạ trị sau phẫu thuật. Các thủ thuật có thể là:

  • Cắt bỏ khối u: Loại bỏ một phần nhỏ của phổi có chứa khối u cùng với một phần mô phổi khỏe mạnh.
  • Cắt bỏ một phần phổi: Loại bỏ các khối u và phần mô lành lớn hơn nhưng không phải toàn bộ thùy phổi.
  • Cắt bỏ thùy: Loại bỏ hoàn toàn một thùy phổi.
  • Cắt bỏ toàn bộ: Cắt bỏ toàn bộ phổi.

cac-giai-doan-ung-thu-phoi-va-nhung-dieu-ban-can-biet 4

>>>>>Xem thêm: 6 sai lầm khiến bạn dễ bị ngộ độc xoài

Phẫu thuật là một cách điều trị ung thư phổi

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng chùm năng lượng cao từ các nguồn như tia X và proton để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể sử dụng trước hay sau phẫu thuật, và thường được phối hợp với phương pháp hóa trị. Đối với những bệnh nhân có tình trạng ung thư phổi tiến triển và đã lan sang các vùng khác, xạ trị có thể giúp giảm các triệu chứng như đau đớn.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Một hoặc nhiều loại thuốc hóa trị có thể được truyền vào cơ thể thông qua tiêm tĩnh mạch hoặc dùng đường uống. Hóa trị thường được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Hóa trị cũng có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, hỗ trợ việc loại bỏ chúng dễ dàng hơn.

Bài viết trên gửi đến bạn thông tin xoay quanh ung thư phổi, các giai đoạn ung thư phổi và các cách được sử dụng phổ biến nhất để điều trị bệnh lý này. Hy vọng Kenshin mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *