Hiện nay, bệnh Thalassemia được phân thành Thalassemia phụ thuộc truyền máu và Thalassemia không phụ thuộc truyền máu (Thalassemia thể ẩn). Sự phân loại này dựa trên mức độ nghiêm trọng lâm sàng của bệnh nhân để xác định liệu họ có cần truyền máu thường xuyên để sống sót hay không.
Bạn đang đọc: Bệnh Thalassemia thể ẩn là bệnh gì? Phương pháp điều trị Thalassemia thể ẩn
Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh có nguồn gốc từ gen di truyền. Thalassemia thể ẩn là một trong những phân loại của bệnh lý huyết học này. Một số người thường chủ quan trước căn bệnh này vì đây là một dạng tan máu bẩm sinh ở mức độ nhẹ.
Contents
Tìm hiểu về bệnh Thalassemia
Bệnh Thalassemia là tình trạng rối loạn huyết sắc tố (Hemoglobin) được đặc trưng bởi các khiếm khuyết trong quá trình sản xuất chuỗi Globin, khiến cho lượng hồng cầu trong máu suy giảm, hình thành các huyết sắc tố bất thường. Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải thiếu máu hoặc tích tụ sắt vì hồng cầu bị phá hủy sớm. Dựa vào sự thiếu hụt sản xuất chuỗi Globin trong huyết sắc tố, Thalassemia có thể được chia thành nhiều loại, trong đó hai loại dưới đây là phổ biến nhất:
- α-Thalassemia;
- β-Thalassemia.
Những bệnh nhân bị thiếu máu trầm trọng và xuất hiện sớm, đòi hỏi phải truyền máu suốt đời và thải sắt. Thalassemia thể ẩn là trường hợp Thalassemia nhẹ và không yêu cầu truyền máu, nhưng cần tư vấn di truyền. Thông thường, bệnh nhân tan máu bẩm sinh sẽ di truyền từ bố hoặc mẹ, hoặc cũng có thể là cả hai. Trường hợp tan máu bẩm sinh nhưng không gây ra biểu hiện, triệu chứng được gọi là Thalassemia thể ẩn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ bị Thalassemia thể ẩn nhưng có xuất hiện các dấu hiệu phức tạp và có thể nguy hiểm.
Thalassemia thể ẩn là bệnh gì?
Như đã đề cập ở trên, Thalassemia thể ẩn là thể nhẹ ở người bệnh có mang gen của bệnh Thalassemia và không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số trường hợp có thể gây thiếu máu nhẹ nhưng không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Hầu hết các trường được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn hoặc phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe.
Ở dạng bệnh Thalassemia mức độ trung bình và nặng, bệnh nhân biểu hiện rõ ràng các triệu chứng của tan máu bẩm sinh. Nếu những trường hợp này không được theo dõi và quản lý đầy đủ thì nguy cơ rất cao và có thể đe dọa đến tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân thiếu máu Thalassemia:
- Người trở nên xanh xao, da và củng mạc mắt chuyển sang màu vàng.
- Biểu hiện rõ ràng ở trẻ em phát triển thể chất chậm hoặc không phát triển.
- Cơ thể thường xuyên bị sốt, tiêu chảy và các rối loạn tiêu hóa khác.
- Cơ thể dễ bị nhiễm trùng và khó hồi phục. Nếu bệnh nặng, gan lách có thể to.
Thông qua các phương pháp xét nghiệm phù hợp, bác sĩ có thể xác định và đánh giá chính xác tình trạng, loại bệnh Thalassemia. Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh, loại bệnh Thalassemia và tình hình tài chính mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị bệnh Thalassemia thể ẩn
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh Thalassemia thể ẩn không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh phải thường xuyên theo dõi sức khỏe để kiểm soát bệnh, không để bệnh tiến triển sang thể trung bình hoặc nặng, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Người mẹ cần đặc biệt chú ý nếu thai nhi mang bệnh di truyền trong bụng mẹ vì nó rất nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất nên sàng lọc, khám tiền hôn nhân cả vợ chồng để đề phòng mắc bệnh tan máu bẩm sinh, kể cả những trường hợp Thalassemia thể ẩn, để giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh này.
Nhìn chung, quy trình sàng lọc và chẩn đoán bệnh Thalassemia thường được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ tập trung vào việc xác định các đặc điểm của bệnh Thalassemia và biến thể Hemoglobin.
Tan máu bẩm sinh là một căn bệnh nguy hiểm. Khi bệnh nặng, khó điều trị và phải truyền máu thường xuyên, không những tốn kém mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh khiến cha mẹ đau đầu
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bệnh nhân Thalassemia thể ẩn
Bệnh Thalassemia là bệnh di truyền nên thường không có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn. Người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh:
Chế độ dinh dưỡng
Một số lưu ý về chế độ sinh dưỡng của bệnh nhân Thalassemia:
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng, khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa tự nhiên.
- Kiểm soát lượng sắt mà cơ thể nạp vào thông qua chế độ dinh dưỡng và các loại thực phẩm chức năng bổ sung.
- Bổ sung Acid Folic để tái tạo hồng cầu mới theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ sinh hoạt
Bên cạnh những lưu ý về ăn uống, dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng sẽ góp phần giúp bệnh hạn chế diễn tiến:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
- Đối với các vết thương hở, cần sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn, rửa vết thương thường xuyên bằng nước muối sinh lý và tránh tiếp xúc với người bị bệnh khác.
- Tiêm chủng một số loại vaccine chống nhiễm trùng như viêm màng não, viêm gan B,…
>>>>>Xem thêm: Ung thư tủy xương là gì? Phòng ngừa ung thư tủy xương thế nào?
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh Thalassemia thể ẩn. Đây là một trong những căn bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và di truyền đến thế hệ sau. Nếu cả ba và mẹ bị Thalassemia dù là thể nào thì cũng cần tiến hành sàng lọc để giảm tỉ lệ trẻ mắc bệnh di truyền.
Xem thêm: Tuổi thọ của người bị bệnh thalassemia thể nhẹ là bao lâu?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể