Bệnh nhiễm giòi Maggot: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng chống

Trên thế giới hiện nay xuất hiện nhiều căn bệnh lạ mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân và tìm ra cách điều trị cụ thể. Trong đó phải kể đến căn bệnh kỳ lạ là bệnh nhiễm giòi Maggot hay còn gọi là bệnh giòi. Vậy căn bệnh này là gì? Có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Bạn đang đọc: Bệnh nhiễm giòi Maggot: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng chống

Bệnh giòi (Myiasis) hay còn được biết đến là bệnh nhiễm giòi Maggot do ấu trùng ruồi Maggot gây ra trong cơ thể con người và động vật có vú khác. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu mọi thông tin cần thiết về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm giòi Maggot

Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh nhiễm giòi Maggot, một loại bệnh nhiễm ký sinh trùng ở người, điển hình là ấu trùng giòi từ ruồi Maggot. Ấu trùng ruồi (giòi) mọc bên trong cơ thể vật chủ và ăn hết mô, ở vị trí ký sinh gây ra các vết loét nghiêm trọng. Giòi thường làm tổ tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể người.

Ruồi đưa ấu trùng giòi maggot vào cơ thể người theo cách sau:

  • Các ấu trùng có thể xâm nhập qua vết thương hở hoặc qua vùng da lành bình thường, có thể nhiễm vào các mô đang sống, đã chết hay đã hoại tử. Chúng nhiễm tại nhiều vị trí trên cơ quan khác nhau như da, tai, mắt, hệ tiết niệu, dạ dày và ruột non.
  • Ruồi đưa ấu trùng qua vết muỗi cắn hoặc hút máu.
  • Ấu trùng ruồi chui sâu vào trong da.
  • Ấu trùng ruồi có thể xâm nhập bằng cách bám vào quần áo sau đó chui sâu vào da hay chui vào da bàn chân trần khi người bệnh đi bộ trên đất có chứa trứng.
  • Nếu không chữa bệnh nhiễm giòi Maggot kịp thời, các ấu trùng còn có thể di chuyển tiếp và đi khắp các cơ quan trong cơ thể.

Bệnh nhiễm giòi Maggot: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng chống 1

Bệnh nhiễm giòi Maggot là bệnh nhiễm ký sinh trùng ở người, điển hình là ấu trùng giòi từ ruồi Maggot

Triệu chứng của bệnh

Bệnh nhiễm giòi Maggot sẽ ảnh hưởng trực tiếp tại nơi mà ấu trùng ở. Một số bộ phận có ấu trùng ký sinh gây các triệu chứng như sau:

Bệnh giòi thể hầu họng, mũi xoang

Ở miệng: Các triệu chứng gồm đau, sưng, hôi miệng, dễ chẩn đoán nhầm với u tuyến nước bọt do ấu trùng chết trong niêm mạc miệng gây sưng đau. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn kỵ khí, các lỗ rò vùng miệng.

Ở mũi: Các triệu chứng gồm kích ứng và tăng tiết dịch mũi nhiều, cảm giác có dị vật trong mũi, đau mũi, phù nề mũi, chảy máu cam hoặc chảy dịch mũi thối, chua kèm theo sốt.

Ở tai: Các triệu chứng gồm cảm giác có vật bò trườn trong tai kèm theo tiếng vo vo trong tai, chảy máu, chảy nhiều dịch tai có mùi hôi, ngứa, ù tai kèm theo nghe kém, chóng mặt. Ấu trùng có thể xâm nhập sâu vào trong nhu mô não.

Ở cổ họng: Các triệu chứng gồm cảm giác có dị vật trong họng, gây ngứa và cảm giác nóng rát kèm theo ho khan, ho nhiều, thở khò khè.

Bệnh giòi thể da và niêm mạc

Tổn thương dạng nhọt trên da

Ấu trùng xâm nhập vào da gây thương tổn dạng nhọt tại vị trí đó, bên trong chứa nhiều ấu trùng. Trên da nổi sần, cục bị lõm giữa, thỉnh thoảng nhìn thấy lỗ thở nhỏ màu đen của ấu trùng hoặc thấy chúng qua các bong bóng của dịch tiết gồm dịch máu lẫn với dịch huyết thanh hoặc dịch mủ. Người bệnh thường bị ngứa, đau tăng về đêm và có cảm giác có vật gì bên trong. Ngoài ra các thương tốn khác có thể xảy ra như vết trợt, vết loét trên da, mụn nước. Tổn thương có thể khỏi hoàn toàn nếu người bệnh điều trị. Một số trường hợp để lại di chứng sẹo hoặc tăng sắc tố da. Tuy nhiên, thương tổn dễ tạo điều kiện thuận lợi bội nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng xảy ra tại các cơ quan khác thường ít gặp. Người bệnh có thể sốt, sưng hạch vùng lân cận và gặp các biểu hiện khác khi có bội nhiễm thứ phát.

Bệnh nhiễm giòi Maggot: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng chống 2

Ấu trùng xâm nhập vào da gây thương tổn dạng nhọt tại vị trí đó, bên trong chứa nhiều ấu trùng

Thương tổn khi ấu trùng di chuyển

Ban đầu xuất hiện tổn thương da dạng nhọt, tuy nhiên sau đó ấu trùng di chuyển và xâm nhập vào lớp thượng bì, đào rãnh thành đường đi ngoằn ngoèo dài từ 1cm đến vài chục cm, có bờ cao hơn bề mặt da, màu nhạt dần về cuối rãnh và gây nên các tổn thương đỏ. Bên cạnh đó có tình trạng mụn mủ, sần, phù nề thứ phát gây nên cảm giác ngứa, châm chích da rất nhiều. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ấu trùng có thể di chuyển đến các mô sâu trong cơ thể.

Gây bệnh tại các vết thương

Tại vết thương thường chảy dịch, chảy máu và hoại tử. Thương tổn ở nhiều ngóc ngách hoặc hang do ấu trùng đào, tiết dịch máu, mủ và gây mùi hôi. Bên dưới các mô bị tổn thương và bị phá hủy kèm theo tình trạng bội nhiễm vi khuẩn thứ phát. Người bệnh có triệu chứng của hội chứng nhiễm trùng như lưỡi bẩn, hơi thở hôi, sốt, nổi hạch vị trí lân cận…

Bệnh giòi tại cơ quan tiết niệu – sinh dục

Ở nữ giới, người bệnh có thể bị viêm âm đạo, âm hộ với triệu chứng như ra khí hư hôi, gây ngứa, bỏng rát tại vùng cơ quan sinh dục. Ở nam giới, người bệnh có thể bị viêm bao quy đầu, loét sinh dục, viêm niệu đạo,… So với cơ quan sinh dục ngoài, cơ quan sinh dục trong ít bị nhiễm bệnh hơn.

Bệnh giòi tại cơ quan tiêu hóa

Người bị bệnh nhiễm giòi Maggot có thể gặp triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, chảy máu đường tiêu hóa dưới, ngứa hậu môn.

Bệnh giòi tại mắt

Người bệnh gặp triệu chứng như đau mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực, phù nề mắt, chảy nước mắt,… Thăm khám thấy kết mạc sung huyết, xuất huyết kết mạc, giả mạc nhiều,…

Tìm hiểu thêm: Tại sao phương pháp trồng răng Implant Tekka được ưa chuộng hiện nay?

Bệnh nhiễm giòi Maggot: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng chống 3
Bệnh giòi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể

Bệnh giòi tại hệ thần kinh trung ương

Nhiễm giòi tại hệ thần kinh trung ương tương đối ít gặp nhưng lại nguy hiểm vì để lại di chứng và có tỉ lệ tử vong cao. Người bệnh gặp biểu hiện như tổn thương nhu mô não và màng não, thùy trán hay kèm theo tổn thương là tăng áp lực nội sọ và giãn não thất.

Điều trị bệnh giòi Maggot

Tại vùng da bị ký sinh, người bệnh bôi thuốc mỡ lên vùng da đó để đẩy ấu trùng ra do ấu trùng sống được nhờ oxy. Nếu vết thương bị hoại tử, để tránh nhiễm trùng, cần loại bỏ vùng da tổn thương và làm sạch vết thương.

Để điều trị triệt để, phẫu thuật có thể loại bỏ ấu trùng giòi Maggot ra khỏi nơi bị nhiễm. Sau khi ấu trùng được cắt bỏ, cần làm sạch các vết thương hàng ngày. Người bệnh lưu ý rằng khâu vệ sinh vết thương đúng cách là rất quan trọng khi điều trị bệnh nhiễm giòi Maggot.

Phòng chống bệnh giòi Maggot

Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng gây ra nên hoàn toàn có thể phòng chống được. Các nguyên tắc phòng chống bệnh mà bạn có thể áp dụng gồm:

Bảo vệ làn da: Ruồi bị thu hút bởi các vết thương hở, do đó bạn nên tránh bị các vết thương hở nhất là khi đi tới các khu vực nhiệt đới. Nếu bị thương thì nên vệ sinh thật sạch và băng bó vết thương để hạn chế ruồi, muỗi và bọ ve cắn và tránh bị nhiễm trùng. Khi tới khu vực dễ lây bệnh, nhớ mang theo thuốc chống côn trùng.

Bệnh nhiễm giòi Maggot: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng chống 4

>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa của chỉ số ASC trong nước tiểu là gì?

Nên băng bó vết thương để hạn chế ruồi tiếp xúc, tránh bị nhiễm trùng

Sử dụng màn chống ruồi: Nên sử dụng màn chống ruồi, muỗi nếu bạn đang sinh sống hoặc đi tới vùng đang có bệnh nhiễm trùng giòi Maggot. Đồng thời nên cẩn thận khi đem phơi quần áo.

Giữ sạch môi trường xung quanh: Luôn giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ và tiêu diệt ruồi muỗi, đặc biệt là loài ruồi nhặng xanh có hai cánh.

Tóm lại, bệnh nhiễm giòi Maggot do ký sinh trùng gây ra và không lây nhiễm từ người sang người. Con người hoàn toàn có thể phòng chống bệnh này bằng cách tránh tiếp xúc với sinh vật truyền bệnh, hạn chế sự lây lan của bệnh với các biện pháp vệ sinh. Nếu nghi ngờ mắc phải bệnh này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời

Xem thêm: Giải đáp: Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *