Bệnh Behcet là một dạng rối loạn hiếm gặp trong thực tế. Đặc trưng của bệnh nhân bị Behcet là viêm mạch máu toàn thân, trong khi đó dấu hiệu ban đầu của bệnh tương đối ít và khó nhận biết chính xác.
Bạn đang đọc: Bệnh Behcet là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Behcet
Bệnh Behcet giai đoạn đầu có thể gây nên nhiều triệu chứng, tuy nhiên những triệu chứng này lại rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường, điển hình như nhiệt miệng, viêm mắt, nổi mẩn đỏ trên da,… Để hiểu thêm về bệnh lý Behcet, Kenshin mời bạn tham khảo bài viết sau.
Contents
Thế nào là bệnh Behcet?
Bệnh Behcet hay còn gọi là hội chứng Behcet, đây là một loại bệnh rối loạn viêm đa hệ khá hiếm gặp và đặc trưng bởi các vết loét ở miệng hoặc bộ phận sinh dục, gây tổn thương bề mặt da hoặc các vấn đề ở mắt của người mắc bệnh.
Bệnh Behcet là gì? Một số người bị bệnh Behcet có thể dẫn đến viêm khớp với các biểu hiện như sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ khớp hoặc các vấn đề về da hoặc viêm đường tiêu hóa, viêm não hoặc tủy sống. Tuy rằng tỷ lệ mắc bệnh Behcet khá thấp vì đây là bệnh hiếm gặp nhưng mọi độ tuổi, giới tính đều có nguy cơ bị bệnh. Mỗi bệnh nhân có triệu chứng, biểu hiện ngoài khác nhau và xuất hiện biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân 20 – 30 tuổi.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý Behcet hiện nay vẫn chưa được xác định rõ nhưng các nhà khoa học cho rằng, bệnh Behcet có thể là một loại bệnh tự miễn, xuất hiện khi người bệnh sở hữu gen di truyền phát triển hội chứng Behcet và xảy ra nhiễm trùng bất thường do môi trường dẫn đến sự hoạt động bất ổn của hệ miễn dịch.
Các nghiên cứu về bệnh Behcet cho thấy người bị bệnh Behcet, đặc biệt là người sở hữu gen gốc Trung Đông hoặc châu Á có thể có nhiều gen thuộc hệ thống kháng nguyên của người, nổi trội nhất là gen HLA-B51 với chỉ số cao hơn người bình thường, từ đó có nguy cơ mắc bệnh Behcet cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Behcet
Bệnh nhân phát hiện bệnh Behcet càng sớm và can thiệp điều trị kịp thời càng có cơ hội cao giảm thiểu biến chứng và tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể. Triệu chứng của bệnh lý Behcet có thể khác nhau ở từng người bệnh, bệnh có khả năng tự khỏi hoặc thuyên giảm dần theo thời gian. Các dấu hiệu của bệnh Behcet phụ thuộc vào bộ phận trên cơ thể bị tác động bởi bệnh. Các bộ phận thường có dấu hiệu của bệnh Behcet gồm:
Miệng: Đây là bộ phận thể hiện khá rõ triệu chứng bệnh Behcet. Bệnh nhân có thể xuất hiện các vết loét lạ thường ở miệng và gây nhiều đau đớn, khó chịu. Những vết loét này khá giống loét miệng nhưng lại có thời gian lành lâu hơn, thường khoảng 3 tuần và có nguy cơ tái phát.
Da: Triệu chứng của bệnh Behcet trên da người có thể là các vết loét trên bề mặt da, những nốt mẩn đỏ hoặc các nốt nổi gồ, khi chạm vào cảm thấy mềm, không đau. Vị trí xuất hiện các dấu hiệu này phổ biến nhất là từ chân trở xuống.
Bộ phận sinh dục: Ở bệnh nhân bị Behcet, dấu hiệu bệnh có khả năng cao xuất hiện tại bộ phận sinh dục, gây ra các vết loét ở bìu (nam giới) hoặc ở âm hộ (nữ giới) dẫn đến đau đớn và có nguy cơ để lại sẹo kể cả khi đã điều trị khỏi.
Mắt: Các triệu chứng ở mắt mà bạn cần lưu ý là viêm màng bồ đào gây đỏ mắt, đau và mờ, mỏi mắt. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở cả 2 mắt của bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mat-na-dat-set-co-tac-dung-gi.html
Khớp: Biểu hiện phổ biến nhất là sưng đau khớp, thường gặp nhất là ở đầu gối, sau đó là mắt cá chân, khuỷu tay hoặc khớp cổ tay của người bị bệnh Behcet. Các biểu hiện này có thể xuất hiện khoảng 3 tuần và biến mất.
Mạch máu: Mạch máu của người bị bệnh Behcet xảy ra tình trạng viêm tĩnh mạch và viêm động mạch làm cho bệnh nhân bị đỏ, có cục máu đông hoặc sưng đau cánh tay, chân,… Tình trạng viêm tại các động mạch lớn có thể dẫn đến phình động mạch và hẹp, tắc mạch máu.
Hệ thống tiêu hóa: Một số bệnh nhân bị Behcet có thể có triệu chứng ở cả đường tiêu hóa, điển hình như đau bụng, tiêu chảy hoặc chảy máu bất thường.
Não bộ: Viêm não, viêm hệ thần kinh, đau đầu, sốt, mất phương hướng, đột quỵ,… là những triệu chứng và cũng là biến chứng của bệnh.
Chẩn đoán tình trạng bệnh Behcet
Hiện nay chưa có phương pháp nào để chẩn đoán bệnh Behcet nên khi thăm khám, các bác sĩ đa số dựa trên biểu hiện cụ thể, triệu chứng của người bệnh để xác định bệnh nhân có bị Behcet hay không. Đa phần các ca bệnh Behcet đều bị loét miệng ít nhất 3 lần trong vòng 12 tháng nên đây cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ chẩn đoán bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh Behcet còn được xác định khi người bệnh có ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau:
- Loét bộ phận sinh dục có tái phát;
- Viêm mắt;
- Vết loét trên bề mặt da.
Một số xét nghiệm bệnh nhân cần thực hiện trong quá trình chẩn đoán bệnh Behcet là:
- Xét nghiệm máu: Phương án loại trừ các bệnh lý khác gây loét.
- Xét nghiệm Pathergy: Bác sĩ tiến hành bằng cách dùng kim đâm vào da bệnh nhân để kiểm tra khu vực bị đâm này sau khoảng 1 – 2 ngày. Nếu kết quả hiển thị dương tính, trên da đồng thời xuất hiện các vết sưng tấy nhỏ màu đỏ tại vị trí đâm kim có nghĩa là hệ miễn dịch của người bệnh đang bất thường, phản ứng thái quá trên vết thương nhỏ.
Điều trị bệnh Behcet như thế nào?
Đến nay chưa có thuốc hoặc cách điều trị dứt điểm cho bệnh nhân bị bệnh Behcet. Dựa trên tình trạng thực tế, mức độ bệnh cụ thể mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng trên cơ thể. Một số loại thuốc kê đơn phổ biến là:
- Thuốc, kem bôi ngoài da, gel hoặc thuốc mỡ bôi da có chứa corticosteroid giúp giảm sưng viêm và giảm đau.
- Nước súc miệng có chứa corticosteroid và một số thành phần khác hỗ trợ giảm đau, giảm viêm nhiễm tại vết loét.
- Thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần corticosteroid hoặc thuốc có công dụng tương tự để chống viêm, giảm đau, giảm mờ, mỏi mắt khi bị viêm nhẹ.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chậm hiện nay
Trên đây là một số thông tin về bệnh Behcet mà Kenshin muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp bạn có thể hiểu biết cần thiết về bệnh lý này. Nếu có triệu chứng và nghi ngờ bị hội chứng Behcet, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám, xét nghiệm và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm:
Bệnh viêm màng bồ đào kiêng ăn gì?
Bệnh viêm não tự miễn hồi phục như thế nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể