Nước sốt là một trong những gia vị không thể thiếu trong nhiều nền ẩm thực, trong đó có Việt Nam. Người Việt rất thích ăn kèm với nước sốt. Vậy bảo quản nước sốt thế nào cho an toàn là thắc mắc nhiều người đặt ra.
Bạn đang đọc: Bảo quản nước sốt và những điều bạn cần biết
Ăn uống là nhu cầu rất thiết thực vậy nên không ai không quan tâm đến ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày. Với người Việt, dùng nước sốt trong chế biến món ăn rất phổ biến. Đặc biệt Việt Nam là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng Châu Á nên các loại nước sốt lại càng phổ biến. Vậy phải bảo quản nước sốt thế nào?
Contents
Bảo quản nước sốt đúng cách
Nước sốt tự chế biến cần phải được bảo quản cẩn thận nếu không sẽ dễ bị hư hỏng. Đặc biệt để tiết kiệm thời gian, nhiều gia đình Việt đã chế biến nước sốt với lượng lớn để dùng dần, nếu không có cách bảo quản thì khả năng cao nước sốt sẽ không giữ được vị thơm ngon thậm chí gây ngộ độc. Một số lưu ý khi bảo quản sốt như:
Đóng kín sau mỗi lần sử dụng
Với nước sốt tự pha chế, bạn cần bảo quản chúng vào hộp đựng hay bảo quản trong túi có hút chân không để không khí ít xâm nhập vào. Đặc biệt mỗi lần sử dụng hãy dùng muỗng sạch hay cho nước sốt chảy trực tiếp vào chén để chúng không bị nhiễm khuẩn, không mất mùi vị. Tương tự với nước sốt được pha chế sẵn trên thị trường cũng vậy, bạn cần đậy nắp thật kỹ sau khi dùng.
Bảo quản lạnh
Nước sốt sau khi tự pha hay mua sẵn tại các cửa hàng, siêu thị đều nên bảo quản trong nhiệt độ lạnh. Đặc biệt giữ cho sản phẩm ít bị rung lắc để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của nước sốt. Ngay sau khi sử dụng xong nước sốt, hãy bọc kín và đưa vào tủ lạnh để hạn chế sốt bị hỏng.
Một số loại nước sốt phổ biến
Từ “sốt” bắt nguồn từ cách phát âm từ “Sauce” trong tiếng Pháp. Sốt là một loại chất lỏng, dạng kem hay sệt để chế biến món ăn hay dùng trực tiếp để ăn kèm. Mỗi loại nước sốt cần phải chuẩn vị và bắt mắt. Các sốt điển hình trong những nền ẩm thực sẽ được làm với công thức và quy trình công phu, đòi hỏi các đầu bếp phải tinh tế khi kết hợp những nguyên liệu lại với nhau.
Việc bảo quản nước sốt thực sự rất quan trọng bởi hương vị của chúng phải đảm bảo được lưu giữ và không bị nhiễm khuẩn. Nhiều người đánh giá nước sốt như là “linh hồn” của món ăn. Các đầu bếp thường dùng các loại sốt để tạo độ kết dính những nguyên liệu có trong món ăn hay có thể dùng để ăn kèm, làm tăng hương vị, độ ẩm và tăng màu sắc, kích thích vị giác người thưởng thức. Nhắc đến sốt không thể không nghĩ ngay đến ẩm thực Châu Âu. Điển hình phải kể đến một số loại sốt nổi tiếng như:
- Sốt cà chua: Chuyên dùng kèm các món ăn như pasta, pizza. Sốt cà chua có thể tự làm tại nhà dễ dàng.
- Sốt Hollandaise: Loại sốt này được tạo bằng sự kết hợp giữa lòng đỏ trứng với bơ đun chảy, thêm một chút nước cốt chanh. Nước sốt Hollandaise thường dùng để ăn kèm với các món hải sản.
- Sốt Pesto: Sốt Pesto là đặc trưng của ẩm thực Ý. Chúng được kết hợp bởi tỏi, húng quế tây, hạt thông, dầu ô liu, phô mai Parmesan, phô mai sữa cừu, muối, tiêu. Sốt Pesto có thể dùng kèm với mì Udon cùng bò cuộn.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bất dung nạp lactose có tăng cân không?
Có thể thấy nước sốt là phần không thể thiếu trong nhiều món ăn. Nước chấm còn giúp món ăn không bị quá nhạt hay mùi vị không được hoàn hảo. Đặc biệt trong gia đình mỗi người lại có khẩu vị ăn uống khác nhau nên có thể tùy biến để tạo nên các loại sốt chiều lòng vị giác cả gia đình. Hiện nay ngoài việc tự chế biến nước sốt, bạn cũng có thể chọn mua những sản phẩm sốt pha chế sẵn và chọn loại sốt này sẽ dễ dàng bảo quản hơn.
Các loại nước sốt phổ biến của Việt Nam nên biết
Việt Nam là một trong những địa điểm nổi tiếng khi nhắc đến ẩm thực. Các loại sốt thuần Việt thường xuất hiện nhiều ở các món ăn đường phố ngay tại góc phố, lề đường. Trước khi tìm hiểu cách bảo quản nước sốt tự chế biến như thế nào, ta cùng điểm qua một số loại nước sốt cực kỳ thơm ngon và nổi bật như:
- Sốt tắc: Sốt tắc thường dùng ăn kèm với các món ăn như bánh tráng trộn hay phá lấu. Sốt đậm đà, quyết định lớn đến độ ngon của món bánh tráng và chúng sẽ nổi bật với hương tắc thơm dịu. Sốt Tắc đa phần sẽ kết hợp với nhiều nguyên liệu như nước cốt tắc, đường trắng, muối tôm, tương ớt, hành lá và thêm ớt, đậu phộng, bơ.
- Sốt sa tế: Sốt sa tế có nguồn gốc từ Trung Quốc và chúng sớm phổ biến trong ẩm thực Việt nam tuy nhiên được chế biến thành nhiều thể loại phù hợp với từng địa phương. Món bún bò, lẩu đều cần dùng đến sốt sa tế. Sốt sa tế ớt đỏ, sốt sa tế tôm, sốt sa tế Hội An được nhiều người yêu thích.
- Sốt chẻo: Chẻo là món sốt đến từ các tỉnh Bắc Trung Bộ. Loại sốt này được làm từ các nguyên liệu quen thuộc như lạc, xương heo, thịt ba chỉ và chúng ăn kèm với xôi, thịt luộc, bún thịt nướng.
- Sốt muối ớt chanh: Đặc sản sốt chấm này nổi tiếng và được biết đến nhiều trong các loại sốt thuần Việt. Sốt được làm từ ớt, chanh, đường tạo ra sốt sánh mịn và cực kỳ hợp khi ăn cùng hải sản, thịt nướng. Tại Nha Trang, sốt muối ớt chanh được nhiều người dùng và biến tấu thành muối ớt chanh dây, muối ớt chanh gừng rất đa dạng.
- Sốt me: Hương vị chua nhẹ có hương me, ngọt thanh là đặc trưng vốn có của sốt me. Các món ăn có nguồn gốc Nam Bộ rất hay dùng loại sốt này. Vịt lộn xào me, cua rang me chính là các món ăn đậm nét đường phố Việt được kết hợp với loại sốt me, rất kích thích vị giác.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu số lượng hồng cầu ở cơ thể người bình thường là bao nhiêu?
Ngoài những loại sốt kể trên, người Việt còn rất sáng tạo khi có thể tự tay chế biến ra nhiều loại sốt thơm ngon từ những gia vị thông thường như mayonnaise, xì dầu, mù tạt, tương ớt, nước mắm, dấm, đường, ớt, bột ngọt.
Trên đây là những chia sẻ về bảo quản nước sốt. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về loại gia vị này và có cho mình cách sử dụng phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể