Trong xã hội ngày nay, sự vô cảm có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp giữa người với người, từ đó có thể gây nên sự cô đơn, lạc lõng giữa những người xung quanh. Bản thân mỗi chúng ta không thể tự đánh giá một cách khách quan về chính mình, chúng ta thường tự đặt ra câu hỏi liệu mình có thật sự vô cảm hay không? Chính vì vậy các chuyên gia đã xây dựng nên bài test sự vô cảm – nỗi lo chung của mọi người.
Bạn đang đọc: Bài test sự vô cảm mà bạn có thể tham khảo
Đối với bài test này, chúng ta sẽ tự đánh giá bản thân thông qua những cảm xúc, thái độ, và suy nghĩ trong những sự việc hàng ngày.
Contents
- 1 Định nghĩa sự vô cảm
- 2 Nguyên nhân gây nên sự vô cảm
- 3 Bài test sự vô cảm đối với bản thân
- 4 Các bài viết liên quan
- 4.1 Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải
- 4.2 Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?
- 4.3 Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?
- 4.4 Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày
- 4.5 Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?
- 4.6 Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues
- 4.7 Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị
- 4.8 Cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bảo vệ sức khỏe bản thân
- 4.9 Chi phí khám tâm lý bao nhiêu tiền? Khi nào cần khám tâm lý?
- 4.10 Sexual harassment là gì? Phải làm gì khi bị quấy rối tình dục (Sexual harassment)
Định nghĩa sự vô cảm
Sự vô cảm là một loại cảm xúc đặc biệt của con người, đặc trưng bởi sự vô tâm, thờ ơ với những vấn đề hay con người xung quanh. Nói một cách khác, người vô cảm tức là người thiếu sự sẻ chia, thiếu sự đồng cảm, không quan tâm đến cảm xúc, nỗi đau của người khác,…
Sự vô cảm không phải bệnh hay hội chứng bệnh mà chỉ là một trạng thái cảm xúc khác của của con người, nhưng nó có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến cho bản thân, gia đình và xã hội của của sở hữu cảm xúc này
Nguyên nhân gây nên sự vô cảm
Theo một số chuyên gia tâm lý học, 3 nguyên nhân chính có thể dẫn đến sự vô cảm đó là từ chính bản thân, từ gia đình và từ xã hội xung quanh.
- Đối với nguyên nhân từ chính bản thân, đó là một lối sống ích kỷ nhỏ nhen chỉ biết suy nghĩ cho mình, không biết đồng cảm với sự đau buồn của người khác. Những cá nhân bị mất niềm tin vào cuộc sống do trước đó đã bị tổn thương, lừa dối nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chai sạn cảm xúc. Ngoài ra với người có tính cách nhút nhát, không có chính kiến nên luôn lo sợ và đắn đo trong việc giúp đỡ người khác có thể dần khiến họ trở nên lạnh lẽo, vô cảm.
- Sự vô cảm còn có thể xuất phát từ chính gia đình bởi các phương pháp nuôi dạy con sai cách, ảnh hưởng bởi những người đi trước không có gương tốt cho con cái, người trong gia đình không quan tâm con bằng sự yêu thương mà ghét bỏ hay những bậc làm cha mẹ nuông chiều con cái khiến con sinh ra những thói hư. Ngoài ra một số gia đình chỉ chú trọng việc học cho trẻ mà không đề cao đến sự rèn luyện tính cách cũng có thể dẫn đến sự vô cảm.
- Thái độ vô cảm, thờ ơ với xung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng và “lây lan” rất nhanh trong xã hội ngày nay bởi sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội và công nghệ điện tử. Bên cạnh đó sự tự kiêu của một số cá nhân thành công từ sớm hay sự chạy theo một số xu hướng và thế lực cũng có thể khiến họ bỏ qua giá trị đạo đức cần có.
Bài test sự vô cảm đối với bản thân
Cá nhân có thể tự đánh giá bản thân thông qua bài test sự vô cảm để xác định có thực sự đang rơi vào tình trạng này hay không thông qua những phương pháp sau:
Tự đánh giá, nhìn lại, thấu hiểu bản thân
Cá nhân cần tự đặt câu hỏi cho chính mình đối với những sự kiện xảy ra rằng “Mình có thực sự quan tâm đến điều này?” bởi đặc trưng của sự vô cảm là thiếu tính cảm thông.
- Có 2 kiểu cảm thông là theo lý trí và theo cảm xúc. Sự cảm thông lý trí có liên quan mật thiết với khả năng thấu hiểu suy nghĩ, đặt mình vào người khác và nhìn nhận một cách logic, sự thông cảm này có thể không biểu hiện một cách mạnh mẽ nhưng có thể hiểu được phần nào sự việc. Đối với sự cảm thông theo cảm xúc thì sẽ thể hiện, nắm bắt được cảm xúc ngay khi sự việc xảy ra.
- Khi xác định được bản thân có 1 trong 2 sự cảm thông trên hay không, tiếp tục tự đặt và trả lời các câu hỏi rằng mình có dễ dàng hiểu được người khác khi có vấn đề gì xảy ra hay không? Khi người xung quanh buồn thì có cảm giác muốn tìm hiểu và chia sẻ với họ không? Khi tình cờ nghe thấy một mẩu tin nhỏ về sự việc đau buồn thì có chung cảm xúc như vậy không?
- Nếu cá nhân chỉ dành thời gian suy nghĩ về bản thân mình, không có nhu cầu tìm hiểu và quan tâm đến những cảm xúc người xung quanh thì có thể đó là một người vô cảm.
Nhìn nhận cách người khác đối xử với bản thân
Khi cá nhân để ý một chút đến cách người xung quanh đối xử với mình cũng có thể giúp xác định được bản thân có thật sự vô cảm không, bởi mọi người sẽ thường sẽ không gần gũi với người vô cảm.
- Khi tham gia một sự kiện, mọi người có bắt chuyện với mình hay không? Bản thân có là người mở lời cho các câu chuyện? Mọi người có tiếp tục những câu chuyện đó hay tỏ ra thờ ơ và né tránh đến vị trí khác?
- Hoặc khi bạn cố gắng góp vui bằng những lời đùa thì có sự hưởng ứng nào không?
- Khi những người xung quanh cần sự giúp đỡ, bản thân mình có phải sự tìm đến của họ hay không? Hay bản thân luôn là người cuối cùng được kể một câu chuyện nào đó trong một tập thể… Bởi mọi người sẽ có xu hướng ngại nhờ giúp đỡ, chia sẻ đối với những người có chiều hướng tính cách vô cảm.
- Bản thân đã từng bị trực tiếp nhận xét vô cảm hay chưa? Thông thường mọi người sẽ né tránh nói như vậy nhưng khi điều này xảy ra thì cần nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân có thật sự vô cảm hay không?
Tìm hiểu thêm: Người bị cao huyết áp nên làm gì để giúp việc điều trị hiệu quả?
Nhìn nhận cách cư xử của bản thân
Sự vô cảm thể hiện ở mỗi cá nhân bằng những cách khác nhau, tuy nhiên chúng đều sẽ có chung những hành vi cụ thể và những điểm chung. Vì vậy bản thân có thể xác định mình vô cảm hay không nếu có một trong những cách cư xử như sau:
- Chỉ chăm chăm nói và kể về một chủ đề khiến người khác không thích hay khó hiểu.
- Nêu ra những quan điểm cá nhân một cách gay gắt và không đúng lúc.
- Bắt đầu những chủ đề không phù hợp với tình huống hiện thời.
- Tỏ ra khó chịu, nhăn nhó hoặc thậm chí phớt lờ khi ai đó không hiểu những điều bản thân đang trình bày.
- Chê bai, phê phán những người khác khi không xem xét hết mọi khía cạnh của họ.
- Thái độ thô lỗ, đòi hỏi quá đáng đối với những người cấp thấp.
- Thái độ thiếu tế nhị, cư xử không đúng mực.
>>>>>Xem thêm: Ngộ độc rượu chuối hột và những điều có thể bạn chưa biết
Khi bạn tự thực hiện bài test sự vô cảm như trên và nhận thấy bản thân mang khá nhiều điểm tương đồng được đề cập, hãy chia sẻ cảm xúc của mình với chuyên gia tâm lý hoặc những người có khả năng đem lại những lời khuyên theo chiều hướng tích cực cho bạn.
Hiện tượng vô cảm ngày nay đang là một vấn đề đáng lo ngại bởi nó gây ra những tác động tiêu cực đáng kể cho cuộc sống cá nhân và toàn xã hội. Bài test sự vô cảm trên sẽ giúp các cá nhân nhận thấy và cải thiện sớm bằng nhiều cách khác nhau nếu bản thân vô tình “mắc” phải. Hãy cùng nhau đẩy lùi được hiện tượng vô cảm này nhé!
Các bài viết liên quan
-
Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải
-
Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?
-
Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?
-
Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày
-
Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?
-
Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues
-
Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị
-
Cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bảo vệ sức khỏe bản thân
-
Chi phí khám tâm lý bao nhiêu tiền? Khi nào cần khám tâm lý?
-
Sexual harassment là gì? Phải làm gì khi bị quấy rối tình dục (Sexual harassment)