Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh đặc trưng với những thay đổi thất thường trong tâm trạng. Không giống với các bệnh lý có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm, để xác định bản thân có mắc căn bệnh này hay không bạn cần thực hiện các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực được các bác sĩ tâm lý xây dựng.
Bạn đang đọc: Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực mục đích và lưu ý khi thực hiện
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn được gọi là bệnh hưng – trầm cảm là một trong những dạng rối loạn cảm xúc thường gặp bên cạnh rối loạn trầm cảm. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi cảm xúc dao động lên xuống, thay đổi bất thường với biểu hiện chính là các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ nhau.
Contents
- 1 Mục đích của các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?
- 2 Khi nào cần làm bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
- 3 Các bài test kiểm tra rối loạn cảm xúc lưỡng cực phổ biến hiện nay
- 4 Lưu ý khi thực hiện bài test rối loạn lưỡng cực
- 5 Các bài viết liên quan
- 5.1 Growth spurt là gì? Những biểu hiện nhận biết trẻ đang trong thời kỳ Growth spurt
- 5.2 Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải
- 5.3 Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?
- 5.4 Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?
- 5.5 Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày
- 5.6 Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?
- 5.7 Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues
- 5.8 Tìm hiểu chung về Trigger Point và các phương pháp điều trị
- 5.9 Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị
- 5.10 Cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bảo vệ sức khỏe bản thân
Mục đích của các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?
Các bài test rối loạn lưỡng cực được xây dựng và áp dụng nhằm các mục đích sau:
Phát hiện rối loạn lưỡng cực
Test rối loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ giúp xác định người thực hiện bài kiểm tra có nhiều các triệu chứng hưng cảm và trầm cảm hay không?
Chẩn đoán chính xác
Các bài test rối loạn lưỡng cực cung cấp thông tin quan trọng nhằm hỗ trợ quá trình chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn. Đồng thời, giúp xác định xem người thực hiện có đáp ứng đủ tiêu chí chẩn đoán rối loạn lưỡng cực hay chưa?
Đánh giá tình trạng lâm sàng và mức độ nghiêm trọng của bệnh
Các test rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng lâm sàng, xác định mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn cũng như tác động của nó đến đời sống hàng ngày của bạn.
Theo dõi và quản lý điều trị
Những bài test này cũng có thể được sử dụng để theo dõi tiến trình điều trị và đưa ra liệu pháp hỗ trợ phù hợp nhất cho người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Đồng thời, bằng cách nhận định thay đổi các triệu chứng của người bệnh, chuyên gia có thể đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị và tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết.
Có thể thấy các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực giúp đánh giá được phần nào tình trạng sức khỏe tâm thần, từ đó giúp mỗi bệnh nhân chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị.
Khi nào cần làm bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không? Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một dạng rối loạn tâm thần mãn tính, có khuynh hướng tiến triển kéo dài và dai dẳng suốt cuộc đời. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết. Theo các bác sĩ, những trường hợp sau nên thực hiện bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực:
Trạng thái hưng cảm
- Bạn có tâm trạng hưng phấn kéo dài từ 4 ngày trở lên, năng lượng cao, tư duy nhanh và không kiểm soát được, hành vi không bình thường.
- Bạn tăng ham muốn tình dục, có những ý tưởng hoang đường, tăng mong muốn gian lận hay hành động liều lĩnh mà không có khả năng đánh giá rủi ro.
- Bạn thích trang điểm làm đẹp và quan tâm đến vẻ ngoài hơn bình thường.
Trạng thái trầm cảm
- Bạn có tâm trạng buồn rầu, mệt mỏi, mất hứng thú và cảm thấy giá trị bản thân thấp trong thời gian dài.
- Bạn hay gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc quyết định.
- Bạn thường xuyên suy nghĩ tiêu cực về tương lai hoặc có ý nghĩ tự tử.
- Bạn ăn uống kém, sụt cân, mất ngủ, chậm chạp hơn trước.
Kết hợp các trạng thái hưng cảm và trầm cảm
- Bạn trải qua các chu kỳ thay đổi giữa những trạng thái hưng cảm và trầm cảm, có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng.
- Sự thay đổi tâm trạng tác động tiêu cực đến công việc, học tập cũng như quan hệ cá nhân của bạn.
Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hàng ngày
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, quan hệ gia đình, quan hệ tình dục, quan hệ công việc hoặc tương tác xã hội của bạn.
- Những biểu hiện của bạn gây stress, lo lắng hoặc khó khăn đối với chính bạn và cả những người xung quanh.
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình của bạn có người thân mắc chứng rối loạn lưỡng cực hoặc có yếu tố di truyền và nhận thấy bản thân có những triệu chứng tương tự thì bạn cần làm test rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Các bài test kiểm tra rối loạn cảm xúc lưỡng cực phổ biến hiện nay
Để đánh giá sức khỏe tâm thần của bản thân, bạn có thể thực hiện một trong những bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực phổ biến sau:
Bài test rối loạn lưỡng cực Goldberg
Bài test sàng lọc rối loạn lưỡng cực Goldberg được nghiên cứu và phát triển bởi nhà Tâm lý học Ivan K Goldberg người Mỹ. Bài test có tổng cộng 12 câu hỏi với những câu trả lời tương ứng với các số điểm nhất định. Từ đó, xác định sự xuất hiện của các triệu chứng và dấu hiệu rối loạn lưỡng cực, đặc trưng bởi sự dao động và kém ổn định về cảm xúc. Kết quả bài test giúp xác định được dạng rối loạn cảm xúc mà bạn đang gặp phải là rối loạn lưỡng cực, trầm cảm đơn cực hay trầm cảm nặng.
Bài test này được dành cho những người từ 18 tuổi trở lên và đã từng có trải qua ít nhất một đợt trầm cảm. Do đó, kết quả có thể không chính xác nếu bạn tự thực hiện vì bài test này không dành cho người khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm ADN bằng móng tay có những ưu và nhược điểm gì?
Bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS)
Bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục được thực hiện khá phổ biến bên cạnh bài test Goldberg. Nó được phát triển bởi bác sĩ Greg Mulhauser với mục đích xác định nguy cơ mắc bệnh và giai đoạn của bệnh bao gồm: Hưng cảm, trầm cảm và giai đoạn hỗn hợp.
Bài kiểm tra này có 19 câu hỏi với 4 câu trả lời tương ứng với số điểm khác nhau. Trong đó, câu số 9, 18 và 19 không được tính điểm mà được thực hiện nhằm loại trừ một số khả năng có thể xảy ra. Kết thúc, bạn cộng tất cả điểm của các câu hỏi để xem kết quả, số điểm càng cao khả năng bạn bị rối loạn lưỡng cực càng lớn. Tuy nhiên đây chỉ là công cụ sàng lọc ban đầu để có chẩn đoán chính xác nhất và điều trị phù hợp bạn cần được đánh giá bởi các chuyên gia về tâm thần.
Lưu ý khi thực hiện bài test rối loạn lưỡng cực
Để bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực cho kết quả chính xác nhất, bạn nên lưu ý:
- Cần lựa chọn thời điểm thích hợp để thực hiện các bài test, tránh những thời điểm tinh thần đang không ổn định do sử dụng chất kích thích, rượu bia hoặc đang trải qua các sự kiện sang chấn.
- Để đảm bảo tính chính xác, có thể thực hiện bài test 1 tuần/ lần.
- Nếu gia đình có tiền sử bị rối loạn lưỡng cực, bạn nên khuyến khích những thành viên trong gia đình cùng thực hiện để phát hiện sớm và điều trị cùng lúc cho tất cả thành viên.
- Suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi chọn câu trả lời. Bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đánh giá để chọn câu trả lời chính xác nhất. Bởi nếu bị rối loạn lưỡng cực bạn có thể không phát hiện ra điểm bất thường ở bản thân và mất khả năng phê phán.
>>>>>Xem thêm: Tham khảo top bệnh viện điều trị rụng tóc hiệu quả tại Hồ Chí Minh
Có thể thấy, các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực phần nào phản ánh được sức khỏe tâm thần hiện tại của mỗi người. Nếu phát hiện bản thân có nguy cơ mắc bệnh sau khi thực hiện bài test, bạn hãy tìm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia để được đánh giá và điều trị kịp thời. Đồng thời, quản lý stress hiệu quả, duy trì một lối sống lành mạnh và tìm kiếm sự giúp đỡ, đồng hành từ người thân nhé!
Các bài viết liên quan
-
Growth spurt là gì? Những biểu hiện nhận biết trẻ đang trong thời kỳ Growth spurt
-
Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải
-
Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?
-
Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?
-
Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày
-
Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?
-
Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues
-
Tìm hiểu chung về Trigger Point và các phương pháp điều trị
-
Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị
-
Cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bảo vệ sức khỏe bản thân