Thoái hóa đốt sống cổ được nhận định tương đối phổ biến, đặc biệt khi ngày càng có nhiều người trẻ mắc căn bệnh này. Tuy nhiên thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Bác sĩ giải đáp: Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Không chỉ người cao tuổi, người có tính chất công việc đặc biệt mà cả thanh thiếu niên, người trẻ hiện nay cũng có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ. Vậy liệu bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không, bệnh có để lại biến chứng không? Mời bạn hãy cùng khám phá câu trả lời ngay dưới bài viết hôm nay.
Contents
Tìm hiểu chung về thoái hóa đốt sống cổ
Trước khi khám phá thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không, bạn đọc cũng cần biết khái niệm chung về bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ là khi cột sống bị thoái hóa, các sụn khớp và đĩa đệm giữa các đốt sống bị tổn thương, suy giảm chức năng và hao mòn khiến sức khỏe cột sống suy giảm.
Khi này, các gai xương bắt đầu xuất hiện và dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh lý có thể tiến triển thành thoái hóa đốt sống cổ mãn tính nếu không có chế độ sinh hoạt và làm việc cân đối. Người bệnh vận động, lao động quá sức cũng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Về việc thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không, điều này còn dựa vào nhiều yếu tố.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Xương khớp dần thoái hóa theo tốc độ lão hóa tự nhiên của cơ thể nên không một ai có thể tránh khỏi. Quá trình này có thể đến chậm hơn hoặc nhanh hơn ở một số trường hợp, tùy vào các yếu tố như tính chất công việc, chế độ dinh dưỡng, giới tính, di truyền,… Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Bệnh khi được nhận biết và tiến hành điều trị tích cực, kịp thời và hiệu quả sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng, khả năng điều trị khỏi cũng cao hơn. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển nặng mà không chữa trị có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như:
Dây thần kinh bị chèn ép: Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn, các đốt sống có thể chèn ép lên các dây thần kinh, rễ thần kinh và dẫn đến các cơn đau mỏi kéo dài. Cảm giác đau cổ vai gáy còn có thể lan rộng ra bả vai, lan xuống cánh tay, bàn tay, đầu ngón tay,…
Hẹp ống sống: Một trong những nguy hiểm có thể xảy ra khi bị thoái hóa đốt sống cổ là hẹp ống sống. Cấu trúc cột sống bị thay đổi do bệnh lý khiến cho tủy sống bị hạn chế không gian, từ đó làm hẹp ống sống. Bệnh nhân có thể cảm nhận các cơn đau nhức khó chịu ở cột sống và lan dần gây tê bì chân tay. Trường hợp nặng hơn còn có thể bị tê liệt cơ thể tạm thời.
Tăng khả năng bại liệt: Trả lời về việc thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ khi kéo dài mà không chữa trị sẽ làm nguy cơ bại liệt tăng cao hơn bởi ống sống bị thu hẹp làm xung thần kinh kém dẫn truyền, ảnh hưởng đến việc kiểm soát hoạt động hàng ngày, đi đứng không vững,…
Hạn chế vận động: Cột sống là bộ phận có chứa rất nhiều dây thần kinh và rễ thần kinh quan trọng nên nếu ống sống hẹp, cột sống bị tổn thương, lão hóa,… làm cho các cơn đau nhức toàn thân, đau mỏi vai gáy,… tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.
Rối loạn tiền đình: Nhiều người khi bị thoái hóa đốt sống cổ nghĩ rằng đây là bệnh thông thường và không có ảnh hưởng quá nghiêm trọng nên chủ quan không đi khám, không điều trị đúng phác đồ dẫn đến nguy cơ rối loạn tiền đình. Bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ chèn ép lên các mạch máu và làm rối loạn lượng máu lên não, từ đó gây thiếu máu não, rối loạn tiền đình rất nguy hiểm. Người bệnh có thể bị mất ngủ, chóng mặt, ù tai,…
Tìm hiểu thêm: Khắc phục tình trạng gãy răng cửa
Biến chứng có thể gặp khi bị thoái hóa đốt sống cổ
Ngoài thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không, người bệnh cũng đặt câu hỏi về các biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ. Theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa, bệnh thoái hóa đốt sống cổ có khá nhiều biến chứng, trong đó phổ biến và tỷ lệ cao nhất gồm:
Thoát vị đĩa đệm: Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có sụn và đĩa đệm cột sống tổn thương, hao mòn và mất dần chức năng. Vì vậy mà biến chứng nặng khi bị thoái hóa đốt sống cổ là thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh đau nhức thường xuyên, chèn ép nhiều mạch máu và dây thần kinh quan trọng.
Tâm lý: Khi phát hiện mình bị thoái hóa đốt sống cổ, nhiều người bệnh tâm lý suy sụp, stress, lo âu và rơi vào trầm lặng, suy nghĩ tiêu cực về bệnh lý. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây mất ngủ, rối loạn thần kinh chức năng và bệnh tình cũng tiến triển nghiêm trọng hơn. Tác động về mặt tâm lý cũng khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kém tập trung, giảm hiệu quả làm việc.
Chất lượng cuộc sống: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Các cơn đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây nên ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là khi các cơn đau nhức tái phát liên tục, đau âm ỉ vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Nếu người bệnh không nhanh chóng điều trị, chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
Phương pháp để chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh lý thực tế và sức khỏe, tiền sử bệnh của bệnh nhân,… Hiện nay, các phương pháp chữa trị thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhất là:
Thuốc: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc là cách được áp dụng cho hầu hết các ca bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là bệnh ở mức độ vừa đến nặng. Các loại thuốc được kê đơn gồm có thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giãn cơ,…
Phẫu thuật: Với các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nặng, phẫu thuật chỉnh đốt sống cổ được thực hiện để cải thiện nhanh chóng cho bệnh nhân, hạn chế nguy cơ biến chứng.
Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ là cách giảm đau, chống viêm sưng lâu dài, hiệu quả. Bệnh nhân có thể được khuyến khích chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp cổ,…
>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất dinh dưỡng
Tóm lại, thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng thấp nhưng khả năng biến chứng lại khá cao nên ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt đấy nhé.
Xêm thêm:
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ
Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể