Ba yếu tố gây nên chứng “thiếu oxy thầm lặng” ở bệnh nhân Covid-19

Người bị nhiễm Covid dễ bị thiếu oxy trong máu một cách thầm lặng khiến cho bệnh nhân không cảm nhận được, từ đó có thể gây ra việc ngất xỉu thậm chí là tử vong khi đi trên đường.

Bạn đang đọc: Ba yếu tố gây nên chứng “thiếu oxy thầm lặng” ở bệnh nhân Covid-19

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nhiều khía cạnh mới về cách loại corona virus mới tấn công vào phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Một trong những bí ẩn lớn nhất và đe dọa tính mạng người bệnh là cách virus gây ra “tình trạng thiếu oxy thầm lặng”, một tình trạng khi nồng độ oxy trong cơ thể thấp bất thường, có thể gây tổn thương không thể khắc phục được các cơ quan quan trọng nếu không được phát hiện sớm.

Thiếu oxy thầm lặng là gì?

Theo trang tin Futurism của Mỹ, thuật ngữ “thiếu oxy thầm lặng” (Silent hypoxia hay SH) là hiện tượng người bệnh không ý thức được cơ thể đang thiếu oxy, nhập viện thường có sức khỏe tồi tệ hơn thực tế. Ở người bệnh Covid-19 thì hiện tượng này thường xuất hiện trong 2-7 ngày trước khi nhập viện, với triệu chứng điển hình là tức ngực hoặc không thể thở sâu được. Theo nghiên cứu của Trung tâm y tế Littleton (New York), các bệnh nhân nhập viện với nồng độ oxy máu thấp tới mức gây bất tỉnh, nói năng lộn xộn. Còn phim X-quang cho thấy phổi có dấu hiệu viêm nghiêm trọng, khiến người bệnh khó thở mặc dù vẫn hoàn toàn tỉnh táo.

Thiếu oxy thầm lặng là một triệu chứng nguy hiểm ở người mắc Covid-19Thiếu oxy thầm lặng là một triệu chứng nguy hiểm ở người mắc Covid-19

Đây là hiện tượng nguy hiểm bởi bệnh đã ở giai đoạn rất nặng. Một số thậm chí phải sử dụng máy thở. Lý do nồng độ carbon dioxide (CO2) tăng lên, chất dịch tích tụ trong túi khí, phổi xơ cứng, dẫn đến suy hô hấp cấp. Nhiều người không nhận thức được điều này và không tìm kiếm sự giúp đỡ của ngành y.

Hậu quả khi nhập viện, tổn thương nghiêm trọng ở phổi và nhiều cơ quan khác như tim, thận và não. Tình trạng SH có thể giải thích cho một số trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh lý nền, nhiễm Covid-19 và đột ngột tử vong. Để tránh SH, bác sĩ cần có cách chẩn đoán kịp thời và can thiệp sớm bằng cách cho bệnh nhân Covid-19 ngay từ khi có triệu chứng nhẹ bằng cách sử dụng máy đo nồng độ oxy máu trong hai tuần cách ly.

Ba yếu tố gây nên chứng thiếu oxy thầm lặng (SH) ở bệnh nhân Covid-19

Khả năng âm thầm bất lợi phát sinh từ SH được giới y khoa gọi là “thầm lặng” là vì nó gây nhiễm trùng và làm tổn thương phổi, khiến các bộ phận của phổi không thực hiện được chức năng vốn có của nó. Giáo sư y sinh Bela Suki, Đại học Boston, đồng tác giả nghiên cứu vừa công bố trên Nature Communications cho biết, các mô phổi bị mất oxy và ngừng hoạt động, không còn truyền oxy cho dòng máu, gây ra tình trạng thiếu oxy thầm lặng. Nhưng hiệu ứng dây chuyền chính xác các nhà khoa học vẫn chưa tường hết, đặc biệt là về mặt sinh lý học.

Thực tế, một số bệnh nhân Covid-19 đã được mô tả là nồng độ oxy trong máu “không tương thích với sự sống”. Thật đáng ngại, là không có các dấu hiệu bất thường, thậm chí cả khi được chụp cắt lớp phổi. Phổi khỏe mạnh giữ cho máu được cung cấp oxy ở mức từ 95% đến 100%, nhưng nếu giảm xuống dưới 92% là một việc đáng lo ngại, cần bổ sung oxy bằng thở máy.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Người mắc Covid-19 phải bổ sung oxy bằng thở máyNgười mắc Covid-19 phải bổ sung oxy bằng thở máy

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy 3 yếu tố tác động tới hiện tượng bí ẩn nói trên:

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu COVID-19 ảnh hưởng ra sao đến khả năng điều hòa máu do phổi đưa tới. Thông thường, nếu các vùng của phổi không nhận được nhiều oxy do tổn thương nhiễm trùng, thì các mạch máu sẽ co lại ở những vùng đó. Đây thực sự là một cơ chế tốt ở phổi của cơ thể chúng ta. Nó buộc máu phải chảy qua mô phổi được cung cấp đầy đủ oxy, sau đó sẽ được lưu thông đưa đi khắp các phần còn lại của cơ thể.

Thế nhưng ở một số bệnh nhân COVID-19 lại mất khả năng hạn chế lưu lượng máu đến các mô khi bị tổn thương và ngược lại, mất khả năng mở rộng các mạch máu, hiện tượng này rất khó phát hiện. Sử dụng mô hình phổi thông qua máy tính và số liệu, các nhà khoa ở Đại học Boston đã kiểm tra lý thuyết trên và phát hiện thấy, nồng độ oxy trong máu giảm nhiều bệnh nhân COVID-19, góp phần làm giảm lượng oxy trong toàn bộ cơ thể.

Hai, các nhà khoa học đã xem xét cách đông máu ảnh hưởng đến lưu lượng máu ở các vùng khác nhau của phổi. Khi niêm mạc của các mạch máu bị viêm do COVID-19, các cục máu đông cực nhỏ không thể nhìn thấy trên phim chụp CT đang hình thành bên trong phổi. Bằng cách sử dụng mô hình máy tính, các nhà khoa học phát hiện thấy hiện tượng nói trên, nhưng nó không đủ để làm cho mức oxy giảm xuống thấp như thấy trong dữ liệu của bệnh nhân.

Thiếu oxy thầm lặng thường thấy ở bệnh nhân Covid-19 có bệnh nền là hen suyễn

>>>>>Xem thêm: Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí? Hình thức dễ lây nhiễm của bệnh

Thiếu oxy thầm lặng thường thấy ở bệnh nhân Covid-19 có bệnh nền là hen suyễn

Cuối cùng, nhờ sử dụng mô hình máy tính tìm hiểu xem liệu COVID-19 có can thiệp gây ảnh hưởng vào tỷ lệ % không khí có trong máu mà phổi cần có hoạt động bình thường hay không. Kết quả phát hiện thấy, ở nhiều bệnh nhân đường hô hấp như bệnh hen suyễn mà mắc COVID-19, thì đây là một nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu oxy thầm lặng trầm trọng. Sự bất thường xảy ra ở cả những phần phổi không có biểu hiện bị tổn thương hoặc có những bất thường khi chụp cắt lớp phổi.

Qua 3 yếu tố được phát hiện và một khi cả ba yếu tố này kết hợp với nhau sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng ở một số bệnh nhân COVID-19. Từng bước hiểu được cơ chế cơ bản này, các bác sĩ lâm sàng sẽ đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn về việc điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng các biện pháp như thông khí và bổ sung oxy. Hoặc một số giải pháp can thiệp hiện đang được nghiên cứu, thậm chí sử dụng kỹ thuật đơn giản như là cho bệnh nhân nằm sấp, giúp phần sau của phổi hút nhiều oxy hơn.

Lam Ngọc

Nguồn tham khảo: Sciencedaily

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *