Bà bầu có trám răng được không? Có ảnh hưởng gì không?

Bầu có trám răng được không và liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề chăm sóc răng miệng cho bà bầu nhé.

Bạn đang đọc: Bà bầu có trám răng được không? Có ảnh hưởng gì không?

Bầu có trám răng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi đang gặp phải các vấn đề về răng miệng. Hãy cùng Kenshin đọc bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé.

Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề về răng miệng?

Trước khi tìm hiểu bầu có trám răng được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao mẹ bầu thường mắc các vấn đề về răng miệng, để từ đó rút ra cách khắc phục hiệu quả cho mình nhé.

Chăm sóc răng miệng định kỳ là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe nói chung, nhất là đối với phụ nữ mang thai.

Bầu có trám răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? 1

Mẹ bầu dễ mắc các bệnh về răng miệng

Nguyên nhân chính là trong giai đoạn này, hormone Progesterone và Estrogen thay đổi khiến lượng canxi trong cơ thể phụ nữ mang thai biến đổi liên tục, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng.

Nước bọt chứa nhiều chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự phát triển của sâu răng. Lượng nước bọt giảm cũng khiến các mẹ bầu dễ bị sâu răng.

Trong suốt thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc bệnh về răng miệng và không được điều trị sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường. Nếu người mẹ nhiễm khuẩn ở bất kỳ một bộ phận nào thuộc cơ thể có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho cả bà mẹ và thai nhi.

Vậy, nếu bị sâu răng hay có các vấn đề về răng miệng, bầu có trám răng được không? Đọc tiếp bài viết để được Kenshin giải đáp nhé.

Bầu có trám răng được không?

Phụ nữ mang thai thường gặp vấn đề về sâu răng, nhưng bầu có trám răng được không và nên trám trong giai đoạn nào của thai kỳ?

Thời điểm thích hợp để trám răng khi mang thai là 3 tháng giữa thai kỳ

Khoảng thời gian từ tháng 13 đến tháng 18 trong thai kỳ là thời điểm tốt nhất để trám răng. Trong giai đoạn này, thai nhi đã phát triển ổn định, vậy nên những tác động nhẹ từ bên ngoài không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bé trong bụng mẹ.

Tìm hiểu thêm: Phù nề xuất huyết cấp tính – căn bệnh lần đầu xuất hiện tại Việt Nam

Bầu có trám răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? 2
Bầu có trám răng được không?

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín và sử dụng chất liệu trám răng an toàn.

Khi thực hiện trám răng, việc thăm khám và tư vấn từ bác sĩ sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Không nên trám răng trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ

Nếu mẹ bầu hỏi trong giai đoạn này bầu có trám răng được không thì câu trả lời là không nhé. Trong khoảng 3 tháng đầu và cuối thai kỳ, không nên thực hiện trám răng. Vì ở giai đoạn này, thai nhi chưa ổn định và những tác động nhỏ cũng có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, nếu tình trạng răng miệng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai và tinh thần của mẹ, việc trám răng là rất cần thiết. Trong trường hợp này, hãy nhờ bác sĩ thăm khám để đưa ra giải pháp phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Vật liệu trám răng có thể ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trám răng là một phương pháp thẩm mỹ an toàn, không đòi hỏi sử dụng thuốc tê và thời gian thực hiện khá nhanh chóng. Tuy nhiên, chọn lựa vật liệu trám răng cũng đặc biệt quan trọng, nhất là đối với phụ nữ mang thai.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng vật liệu Composite để trám răng là sự lựa chọn tốt nhất cho bà bầu. Tránh sử dụng vật liệu Amalgam để trám răng, bởi vì có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần thủy ngân trong Amalgam có thể gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai.

Bầu có trám răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? 3

>>>>>Xem thêm: Những việc cần làm khi bị đau bụng kinh dữ dội

Sử dụng vật liệu Composite để trám răng là sự lựa chọn tốt nhất cho bà bầu

Nếu đến nha khoa để khám răng và hỏi rằng bầu có trám răng được không? Nha khoa trả lời rằng chỉ có vật liệu Amalgam để trám thì mẹ bầu ơi, chúng ta nên chọn những nha khoa khác nhé. Vì vật liệu Amalgam có những tác hại khôn lường như sau:

  • Hợp chất kim loại có thể gây rối loạn phát triển cho thai nhi.
  • Polymer trong chất liệu có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của mẹ, có khả năng xâm nhập vào thai nhi qua cuống rốn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi.
  • Tăng nguy cơ sinh non, dị tật hoặc ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sau này.

Do đó, việc thăm khám và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ nha khoa là hết sức quan trọng, điều này sẽ giúp đảm bảo lựa chọn vật liệu trám răng an toàn và phù hợp cho mẹ bầu.

Vậy là bài viết trên Kenshin đã giúp bạn trả lời câu hỏi bầu có trám răng được không rồi đúng không nào, hãy chú ý chăm sóc răng miệng thật kỹ để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *