Áp xe chân răng có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Đây là bệnh lý nhiễm trùng ở vùng chân răng và khu vực quanh răng. Áp xe chân răng có nguy hiểm không? Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở mức độ nghiêm trọng nếu không kịp thời thăm khám và điều trị sớm.
Bạn đang đọc: Áp xe chân răng có nguy hiểm không?
Áp xe chân răng là bệnh nhiễm trùng gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn. Mủ sẽ hình thành dưới chân răng gây ra tình trạng sưng tấy và có thể có mủ chảy ra, gây ra mùi hôi khó chịu. Vậy áp xe chân răng có nguy hiểm không? Áp xe chân răng nguyên nhân là do đâu và cách phòng ngừa áp xe chân răng là gì?
Contents
Áp xe chân răng là gì?
Áp xe chân răng được biết đến là bệnh lý nhiễm trùng ở vùng răng và nướu xung quanh răng. Đây là bệnh lý nha khoa khá nguy hiểm với những biến chứng nghiêm trọng. Nhiễm trùng gây ra sự hình thành các túi mủ ở vùng chân răng dẫn đến hiện tượng sưng tấy, đau nhức, gây ra mùi hôi khó chịu ở vùng miệng.
Hơn thế nữa, áp xe chân răng còn có thể dẫn đến tình trạng sưng nề, xuất hiện mủ hay thậm chí là bị chảy mủ ra bên ngoài do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng từ những vết thương đã có sẵn.
Khi lượng mủ tích tụ đủ nhiều tại vị trí chân răng, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn chèn áp các tổ chức mổ và dây thần kinh từ đó gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức từ nhẹ nhàng và tăng dần mức độ, thậm chí có thể đau lan đến các vùng lân cận như cổ, tai,… Ở mức độ nghiêm trọng hơn khi bệnh chuyển nặng, người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Triệu chứng của áp xe chân răng
Người bị nhiễm trùng chân răng gây ra áp xe có thể xuất hiện nhiều triệu chứng có thể dễ dàng phát hiện như:
- Vị trí chân răng có dấu hiệu bị sưng tấy và mưng mủ. Đây là triệu chứng giúp người bệnh nhân biết sớm bệnh và có thể quan sát thấy.
- Răng bị đổi màu: Răng đột nhiên bị đổi màu khác thường, ngả màu xám. Lúc này, người bệnh có thể nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, nên đến nha sĩ để được kiểm tra và xử lý sớm.
- Xuất hiện những cơn đau buốt ở răng thường xuyên, mức độ nặng dần, đau nhiều khi ăn, nhai, cắn mạnh. Đặc biệt, người bệnh sẽ nhạy cảm hơn với các vị chua và ngọt hay các đồ ăn nóng hoặc lạnh.
- Người bệnh có thể bị sốt, sưng tấy hạch ở cổ ngày một nhiều hơn, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó chịu.
- Thường bị đắng miệng, hơi thở có mùi khó chịu.
- Răng có thể bị lung lay nhiều và có khối sưng ở vùng chóp răng.
Nguyên nhân gây ra áp xe chân răng
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng áp xe chân răng, bao gồm:
- Nhiễm trùng bắt nguồn từ việc tủy răng bị hoại tử do sâu răng, nứt thân răng không điều trị kịp thời, sau đó lan sang vùng chóp răng gây ra tình trạng áp xe chân răng.
- Viêm vùng mô cha chu quanh chóp răng hình thành nên ổ áp xe.
- Xảy ra sau khi bị chấn thương răng, sứt mẻ, vỡ, nứt răng khiến cho men răng và ngà răng không được bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào tuỷ răng gây nhiễm trùng sau đó tiến xuống vùng chân răng và tạo thành ổ áp xe tại đây.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách, vẫn còn bám thức ăn thừa tạo thành mảng bám trên răng, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, tạo thành các ổ mủ, làm tổn thương vùng răng, xương hàm và cuối cùng là dẫn đến áp xe chân răng.
Tìm hiểu thêm: Chọc hút nước tiểu trên xương mu là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?
Bị áp xe răng có nguy hiểm không?
Áp xe chân răng có nguy hiểm không?
Áp xe chân răng sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không đi khám mà tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, lâu dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.
- Khi bị áp xe chân răng người bệnh sẽ cảm thấy đau chân răng, khó khăn trong việc nhai, răng có thể bị lung lay và khi để lâu răng sẽ yếu dần, dễ gãy rụng, mất răng vĩnh viễn.
- Nếu ổ áp xe không được xử lý hút sạch có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng lan tỏa từ vùng răng bị áp xe sang các vùng răng khỏe mạnh khác, vùng xương hàm, vùng cổ, vùng đầu,…
- Khi nhiễm trùng lan đến vùng xoang hàm có thể gây nên các tình trạng về viêm xoang hàm, đau nhức đầu, sốt, chảy nước mũi có mùi hôi.
- Tình trạng nhiễm trùng có thể gây nên viêm mô tế bào lan tỏa vùng hàm mặt, các ổ áp xe ở vùng miệng, má, thậm chí lan sang hố thái dương gây sưng tấy.
- Khi áp xe mạn tính có thể tiến triển thành u nang quanh chân răng.
- Vi khuẩn từ ổ mủ của áp xe xâm nhập vào các tế bào mô mềm của vùng mặt và dẫn đến viêm mô tế bào vùng mặt.
- Viêm xương tủy vùng xương là biến chứng do sự lây lan vi khuẩn từ ổ áp xe chân răng vào máu và đi đến xương gây viêm.
- Khi áp xe nặng, vi khuẩn có thể đi vào đường máu gây nhiễm trùng máu. Tình trạng này thường gặp ở những người bệnh có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người lớn tuổi, người đang mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong của người bệnh nhiễm trùng huyết khá cao.
- Khi ổ nhiễm trùng vỡ ra, phức hợp kháng nguyên – kháng thể từ ổ áp xe chảy vào khoang miệng và có thể đi đến nhiều bộ phận khác của cơ thể gây ra một số bệnh như: Viêm cầu thận, viêm phổi, viêm nội tâm mạc gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Trường hợp nặng hơn có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp gây tử vong nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Nước tiểu có mùi lạ do nguyên nhân nào? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Cách phòng ngừa áp xe chân răng
Người bệnh áp xe chân răng thường cảm thấy đau nhức, khó chịu, mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Để phòng ngừa áp xe chân răng, mỗi cá nhân cần:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng loại bàn chải có đầu lông mềm mịn, đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày. Chải răng đúng cách, chải tất cả các mặt của răng để loại bỏ hết thức ăn thừa. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng. Súc miệng bằng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn có trong khoang miệng. Nên thay bàn chải 3 – 4 tháng một lần.
- Kiểm tra răng miệng định kỳ: Khuyến cáo nên kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để bác sĩ kiểm tra tổng quát và phát hiện sớm những bất thường để có kế hoạch điều trị bệnh tốt nhất.
- Loại bỏ thói quen ăn uống xấu: Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đường đặc biệt là vào ban đêm. Những đồ uống ngọt, nước uống có ga hay thuốc lá cũng chính là tác nhân gây nên áp xe chân răng. Nếu ăn xong cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch.
Vậy áp xe chân răng có nguy hiểm không? Áp xe chân răng là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Sự hình thành của các túi mủ dưới vùng chân răng gây nên hiện tượng sưng đau, có mùi hôi khó chịu hoặc có thể gây tình trạng chảy mủ. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và cách bảo vệ răng miệng để không bị viêm hay áp xe vùng răng miệng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể