Kĩ thuật hàn răng hay trám răng được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực nha khoa, được thực hiện với nhiều loại vật liệu khác nhau, trong đó có Amalgam. Để tìm hiểu rõ hơn Amalgam là gì, Kenshin mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Amalgam là gì? Một số thông tin bạn cần biết về vật liệu trám răng Amalgam
Amalgam là một trong những vật liệu hàn, trám răng thường dùng. Ưu điểm lớn nhất của loại vật liệu này là chi phí thấp, bên cạnh đó hiệu quả khắc phục khiếm khuyết trên răng cũng khá tốt. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho thấy Amalgam hại sức khỏe bởi thành phần làm nên vật liệu này.
Contents
Amalgam là vật liệu gì?
Amalgam là gì? Amalgam là một loại vật liệu dùng trong trám răng, được sử dụng từ rất lâu trước đây để lấp đầy những lỗ hổng, chỗ bị nứt vỡ trên răng. Vật liệu Amalgam đã được sử dụng hơn 150 năm cho rất nhiều người trên phạm vi toàn thế giới, tuy nhiên đây không phải bằng chứng cho thấy Amalgam an toàn với tất cả mọi người.
Chất hàn răng Amalgam có thành phần gồm thủy ngân dạng lỏng với tỷ lệ khoảng 50%, ngoài ra còn có các kim loại khác như đồng, kẽm, thiếc,… chiếm khoảng 20 – 30%. Trám răng bằng Amalgam có màu bạc nên còn có tên gọi khác là miếng trám bạc.
Vật liệu dùng trong hàn trám răng Amalgam có mức chi phí khá thấp nhưng độ bền lại cao và có thể chịu được lực nhai, cắn mạnh nên trước đây rất được ưa chuộng. Tuy vậy nhưng miếng trám Amalgam không có màu sắc trùng với màu của răng nên gây mất thẩm mĩ, kém tự nhiên và thường chỉ áp dụng với răng hàm.
Amalgam có gây nguy hiểm không?
Có rất nhiều thông tin về việc nguy hiểm với sức khỏe con người khi sử dụng để trám răng. Vậy thực hư ra sao? Amalgam có thật sự gây nguy hiểm? Theo công văn từ Cục Quản lý khám chữa bệnh công bố không dùng Amalgam để hàn trám răng cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Công văn có hiệu lực từ ngày 1/4/2019 và cũng là một lời khẳng định Amalgam thực sự có hại cho sức khỏe do chứa đến 50% thủy ngân cùng nhiều loại kim loại khác.
Bên cạnh đó, FDA Hoa Kỳ cũng cho biết thêm rằng Amalgam có thể giải phóng một lượng hơi thủy ngân khá lớn vào cơ thể, dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn với sức khỏe. Lý do cụ thể khiến Amalgam là chất trám răng không nên dùng là:
Amalgam có chứa thủy ngân: Theo các nghiên cứu cho thấy thủy ngân là một loại kim loại cực độc với cơ thể, làm suy giảm miễn dịch, tổn thương cơ quan nội tạng và ảnh hưởng đến hệ thần kinh một cách nghiêm trọng. Điều này khiến Amalgam trở thành chất trám răng cần hết sức cẩn trọng, đặc biệt là với những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.
Amalgam gây tác hại xấu: Với những người mắc bệnh ung thư hoặc cơ địa nhạy cảm với thủy ngân, đồng, kẽm,… có thể gặp hiện tượng dị ứng với Amalgam dẫn đến tổn thương khoang miệng trầm trọng, thậm chí viêm lợi, loét miệng, đau nhức,…
Đối tượng có nguy cơ nhạy cảm với Amalgam
Hàn trám răng bằng Amalgam là biện pháp phổ biến và từng dùng cho rất nhiều đối tượng nhưng với các trường hợp đặc biệt nhạy cảm với thành phần trong Amalgam có thể gây nguy hiểm. Những trường hợp này gồm:
- Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú chịu ảnh hưởng rất lớn từ thủy ngân có trong Amalgam. Cụ thể là ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển của não bộ ở trẻ, đặc biệt tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 15 tuổi cũng được khuyến cáo không dùng Amalgam để hàn trám răng bởi Amalgam khiến cơ thể nhiễm độc thủy ngân, ảnh hưởng nặng nề đến trí não, khả năng tư duy, nhận thức, sự chú ý, ngôn ngữ, thị giác,… của trẻ nhỏ, để lại các biến chứng kéo dài đến cuối đời.
- Người có tiền sử bệnh về thần kinh cũng là đối tượng rất nhạy cảm với thủy ngân có trong Amalgam, khả năng cao khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Người suy giảm chức năng thận cũng có thể gặp nguy hiểm khi phơi nhiễm với thủy ngân trong Amalgam gây tổn thương và bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Người có tiền sử dị ứng với thủy ngân hoặc bất cứ loại kim loại nào cũng cần tránh hàn trám răng bằng Amalgam.
Những nhóm đối tượng nêu trên dễ xuất hiện tác dụng phụ khi trám răng bằng Amalgam. Cũng vì vậy là FDA Hoa Kỳ khuyến khích những đối tượng này nên tránh hoàn toàn trám răng bằng Amalgam để giảm nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng xấu với bệnh tình và sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Teo cơ Duchenne: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Đã trám răng bằng Amalgam có cần lấy ra không?
Với những nguy cơ tiềm ẩn khi tiến hành trám răng bằng Amalgam nêu trên, nhiều người có ý định lập tức lấy ngay vật liệu này ra khỏi khoang miệng kể cả mới trám hay đã trám lâu rồi. Thực chất nếu bạn đã trám răng bằng Amalgam thì việc lấy ra cần được quyết định dựa trên nhiều yếu tố như:
- Nếu miếng dán Amalgam của bạn đang ở trạng thái tốt và không có dấu hiệu bị sâu răng dưới vị trí trám thì FDA Hoa Kỳ không khuyến khích bạn lấy miếng trám ra và thay thế bằng vật liệu khác có độ an toàn cao hơn. Nguyên nhân là do việc loại bỏ một miếng trám bạc Amalgam còn nguyên vẹn là rất khó, có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của răng và dẫn đến răng yếu.
- Người trong đối tượng nhạy cảm gồm phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trẻ em dưới 15 tuổi đã tiến hành trám răng Amalgam, nếu miếng dán còn nguyên vẹn thì không nên loại bỏ để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nếu bạn xuất hiện dấu hiệu dị ứng với thủy ngân, đồng, kẽm, thiếc,… thì bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ về việc tháo bỏ miếng dán Amalgam trên răng. Khi này bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn thêm cho bạn nên để hay tháo bỏ, thay thế bằng vật liệu an toàn, lành tính hơn.
>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp: Có nên kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm với nhau không?
Hy vọng những thông tin về chất trám răng Amalgam mà Kenshin chia sẻ trên đây đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về loại vật liệu trám răng này. Khi đi khám sâu răng và được bác sĩ khuyến cáo trám răng bằng Amalgam bạn hãy hỏi lại về vấn đề an toàn và độ chân thật để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể