Nước rất cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em uống nước nhiều có sao không? Trẻ uống nhiều nước hơn nhu cầu của cơ thể có thể gây ra những hậu quả không đáng có như đau đầu, tăng huyết áp, tổn thương não, thận,… Vì vậy, ba mẹ nên bổ sung nước cho trẻ theo mức khuyến cáo của các chuyên gia.
Bạn đang đọc: Trẻ em uống nước nhiều có sao không?
Trẻ uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ uống nhiều nước hơn so với nhu cầu của cơ thể thì có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Vậy trẻ em uống nước nhiều có sao không? Theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Contents
Lợi ích của việc uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ mang lại cho cơ thể nhiều lợi ích như:
- Giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất và hấp thu chất dinh dưỡng.
- Tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Giúp các khớp hoạt động tốt hơn. Nước chiếm một phần không nhỏ trong dịch khớp, giúp khớp chuyển động trơn tru hơn.
- Tránh tình trạng táo bón do ăn uống, tập luyện không hợp lý.
- Cung cấp đủ nước giúp thận đào thải các chất cặn bã ra khỏi máu tốt hơn. Nếu cơ thể không nhận đủ nước, các chất thải sẽ tích tụ, dẫn đến tắc nghẽn, lâu dần có thể khiến thận bị tổn thương, nhiễm trùng hoặc hình thành sỏi thận.
- Giúp tim hoạt động tốt hơn. Việc thiếu nước có thể khiến lưu lượng máu giảm, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của tim.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, việc uống nước sẽ giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện năng lực tư duy của trẻ.
Vậy nếu trẻ em uống nước nhiều có sao không? Mời bạn cùng đi tìm câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết.
Trẻ em uống nước nhiều có sao không?
“Trẻ em uống nước nhiều có sao không?”, câu trả lời là có. Trẻ uống nhiều nước hơn mức nhu cầu của cơ thể có thể gây ra một số hậu quả không mong muốn như:
- Ngộ độc nước: Trẻ có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Điều này xảy ra là do có quá nhiều nước trong các tế nào bão, gây mất cân bằng natri, khiến não tổn thương. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện tăng huyết áp, nhịp tim thấp.
- Buồn nôn, tiêu chảy: Khi lượng nước trong cơ thể quá nhiều, thận không thể loại bỏ hết khiến nước tích tụ trong cơ thể dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy.
- Chuột rút: Khi lượng nước quá lớn, nồng độ các chất điện giải sẽ giảm xuống, gây co thắt cơ, chuột rút.
- Ảnh hưởng chức năng thận: Thận phải làm việc quá mức. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chức năng thận.
- Ảnh hưởng đến tim: Uống nước quá nhiều sẽ làm tăng thể tích máu, dẫn đến làm tăng gánh nặng cho tim.
- Đi tiểu nhiều: Bình thường, trẻ sẽ đi tiểu từ 6 – 8 lần/ngày. Nếu trẻ đi tiểu trên 10 lần/ngày thì tức là trẻ bị thừa nước. Đi tiểu quá nhiều sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
Tìm hiểu thêm: Thiếu ối: Tình trạng nguy hiểm mẹ bầu không được chủ quan
Mỗi ngày trẻ uống bao nhiêu nước là đủ?
Theo các chuyên gia, lượng nước mà trẻ cần uống mỗi ngày sẽ khác nhau theo từng độ tuổi, cụ thể là:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Khi trẻ ở độ tuổi này, ba mẹ không nên cho trẻ uống thêm nước. Vì lượng nước cần thiết cho trẻ đã được cung cấp từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: Ngoài lượng nước được cung cấp từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ cần được cung cấp thêm một lượng nước nhất định, trung bình từ nửa ly đến một ly trong một ngày (khoảng từ 125ml đến 250ml).
- Trẻ 1 tuổi: Uống 250ml/ngày.
- Trẻ 2 tuổi: Uống 500ml/ngày.
- Trẻ 3 tuổi: Uống 750ml/ngày.
- Trẻ 4 tuổi: Uống 1000ml/ngày.
- Trẻ 5 tuổi: Uống 1250ml/ngày.
- Trẻ 6 tuổi: Uống 1500ml/ngày.
- Trẻ 7 tuổi: Uống 1750ml/ngày.
- Trẻ từ 8 trở lên: Uống 2000ml/ngày.
Ngoài ra, những trẻ sống ở vùng có khí hậu nóng bức hoặc trẻ vận động nhiều thì nhu cầu bổ sung nước mỗi ngày sẽ cao hơn.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu có ăn được măng không? Lợi ích của măng đối với thai kỳ
Để kiểm tra xem trẻ có uống nhiều nước hơn mức nhu cầu hay không, ba mẹ có thể để ý việc đi tiểu của trẻ. Nếu trẻ đi tiểu khá thường xuyên, đồng thời nước tiểu có màu trắng trong thì đây có thể là dấu hiệu trẻ uống quá nhiều nước.
Bên cạnh việc uống đủ lượng nước theo nhu cầu thì thời điểm uống nước cũng rất quan trọng.
- Uống nước ấm vào sáng sớm, ngay khi thức dậy sẽ giúp làm sạch đường tiêu hóa, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Khi trẻ khát nước, không nên cho trẻ uống nước nhanh cùng một lúc mà nên cho trẻ uống từ từ, từng ngụm để nước có thời gian thẩm thấu qua ruột vào máu.
- Không nên cho trẻ uống nước trước hoặc ngay sau ăn. Vì uống nước trước ăn sẽ tạo cảm giác no bụng khiến trẻ không muốn ăn nữa. Uống nước sau ăn sẽ khiến trẻ quá no, đầy bụng và ảnh hưởng đến việc tiêu hóa.
- Sau khi khóc, ba mẹ nên cho trẻ uống nước. Vì khóc khiến trẻ tiêu hoa năng lượng, cổ họng khô rát nên cần bù nước.
- Sau khi tắm, nước trên da bay hơi sẽ khiến da của trẻ bị khô và khát. Vì vậy, sau khi trẻ tắm khoảng 15 phút, ba mẹ nên cho trẻ uống nước để tránh da bị khô.
Tóm lại, trẻ uống nhiều nước hơn nhu cầu của cơ thể có thể gây ra những hậu quả không đáng có. Vì vậy ba mẹ nên bổ sung nước cho trẻ theo mức khuyến cáo của các chuyên gia. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề “Trẻ em uống nước nhiều có sao không?”.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể