Cách phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả

Đau mắt đỏ là căn bệnh về mắt phổ biến và nhiều người gặp phải. Hàng năm đều có các đợt đau mắt đỏ phát triển thành dịch. Biết cách phòng ngừa đau mắt đỏ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc căn bệnh về mắt này.

Bạn đang đọc: Cách phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả

Bệnh đau mắt đỏ là một trong những bệnh về mắt thường gặp nhất. Đây là căn bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, dễ lây lan và dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu hay vắc xin phòng đau mắt đỏ. Vì vậy, nếu biết cách phòng ngừa đau mắt đỏ, bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc căn bệnh này hàng năm.

Đau mắt đỏ là bệnh gì?

Đau mắt đỏ là cách dân gian quen dùng để gọi bệnh viêm kết mạc. Viêm kết mạc đặc trưng bởi triệu chứng mắt đỏ, cộm như có cát trong mắt, chảy nước mắt, mắt có gỉ nhiều, mí mắt hơi sưng nhẹ, có thể sốt nhẹ, nổi hạch trước tai,…

Ban đầu, tình trạng viêm kết mạc xảy ra ở một mắt, sau đó lan sang cả mắt còn lại. “Thủ phạm” gây đau mắt đỏ có thể là một số vi khuẩn (như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa), một số virus (như Adeno, Entero, Herpes simplex, Zoster). Các tác nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ cũng có thể là nấm, mốc, phấn hoa, hóa chất,…

Phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả với những mẹo sau 1

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ thường lây qua dùng chung vật dụng sinh hoạt (khăn mặt, cốc uống nước, thìa ăn cơm), lây qua tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người bệnh, lây qua môi trường không khí, bể bơi hay các con vật trung gian như ruồi, nhặng,…

Đau mắt đỏ là tình trạng cấp tính có các triệu chứng xuất hiện rầm rỗ, dễ lây lan trong cộng đồng nhưng lại thường lành tính. Bệnh ảnh hưởng đến mắt nên ảnh hưởng đến học tập, làm việc nhưng lại ít để lại biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp đau mắt đỏ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thị lực về sau.

Vì sao cần chủ động phòng ngừa đau mắt đỏ?

Việc chủ động phòng ngừa đau mắt đỏ rất quan trọng. Bởi khi tìm hiểu đau mắt đỏ lây lan như thế nào bạn đã biết nguyên nhân chính gây bệnh là vi khuẩn, virus. Chúng có khả năng lây lan nhanh chóng trong môi trường sống quanh chúng ta.

Bất cứ nơi nào tụ tập đông người hay có các yếu tố sinh hoạt chung đều có nguy cơ bùng phát thành ổ dịch như: Trường mẫu giáo, trường học, văn phòng làm việc,… Đặc biệt, vào những tháng mưa nhiều, độ ẩm không khí thích hợp cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh nên đầu mắt đỏ dễ bùng thành dịch. Nếu không chủ động phòng bệnh từ sớm, bạn rất có thể sẽ vô tình trở thành một thành phần trong “ổ dịch” đau mắt đỏ.

Ngoài ra, đau mắt đỏ đi kèm các triệu chứng ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng nhìn của mắt. Nếu mắt bị đau, sưng, nhiều gỉ mắt,… kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và làm việc của bệnh nhân. Biến chứng nguy hiểm là ảnh hưởng đến thị lực lâu dài. Một người bị đau mắt đỏ vào tháng này, tháng sau vẫn có thể bị lại nếu không chú trọng việc ngừa bệnh đau mắt đỏ.

Hiện nay, đau mắt đỏ chưa có thuốc đặc trị, cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, cách duy nhất để chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh, tránh gặp tình trạng nặng khi mắc bệnh và giảm nguy cơ tái phát đau mắt đỏ chính là đề cao ý thức phòng bệnh.

Phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả với những mẹo sau 2

Phòng ngừa đau mắt đỏ nên thực hiện sớm và chủ động

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả

Dưới đây là một số cách phòng đau mắt đỏ hiệu quả nhưng đơn giản mà ai trong chúng ta cũng có thể áp dụng hàng ngày.

Rửa tay thường xuyên

Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi ra ngoài, sau khi đến những nơi công cộng, sau khi chạm tay vào các bề mặt chung (như thang máy, bàn, ghế…). Việc này càng quan trọng sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ dùng của người bệnh. Thành phần diệt khuẩn trong xà phòng có thể loại bỏ bớt các tác nhân gây bệnh, làm giảm nguy cơ đau mắt đỏ.

Thay vỏ gối và ga trải giường

Thường xuyên thay, giặt chăn, ga, vỏ gối hàng tuần bởi đây có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn, virus, nấm mốc… Sau khi giặt đồ, bạn nên phơi đồ ở nơi có nắng. Nếu trong gia đình đã có người từng bị đau mắt đỏ, bạn nên ngâm cùng nước sôi hoặc nước diệt khuẩn khi giặt.

Không dùng chung khăn cá nhân

Một cách phòng ngừa đau mắt đỏ đơn giản khác là không dùng chung khăn mặt. Các “thủ phạm” gây đau mắt đỏ trú ngụ trong khăn mặt. Nếu dùng chung khăn mặt, nhất là chung với người bị bệnh thì nguy cơ lây bệnh rất cao. Bạn nên dùng riêng khăn mặt, giặt sạch sẽ và phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời.

Người bị đau mắt đỏ nên sử dụng đồ dùng, đồ về sinh cá nhân riêng. Sau khi sử dụng nên giặt, rửa riêng để tránh làm lây bệnh cho người khác.

Tìm hiểu thêm: Những người không nên cấy que tránh thai là ai?

Phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả với những mẹo sau 3
Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân nếu không muốn bị đau mắt đỏ

Ngoài những cách phòng bệnh trên đây mà tất cả chúng ta đều cần chủ động áp dụng, còn có một bộ nguyên tắc mà những người bệnh cần tuân thủ. Việc này sẽ hạn chế tình trạng những bệnh nhân đau mắt đỏ vô tình làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Cụ thể là:

Hạn chế chạm tay vào mắt

Không dùng tay dụi mắt vì khi đó vi khuẩn, virus gây đau mắt đỏ sẽ theo tay bám vào các vật dụng, bề mặt khác và vô tình khiến người khác lây bệnh. Việc dụi mắt liên tục cũng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng.

Hạn chế đeo kính áp tròng

Không đeo kính áp tròng khi bị đau mắt đỏ để tránh làm nghiêm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng mắt, ảnh hưởng đến giác mạc mắt. Trong trường hợp bắt buộc cần sử dụng, bạn cần vệ sinh, khử trùng kính áp tròng sạch sẽ, đúng cách.

Khi đang phải dùng thuốc chữa viêm kết mạc, người bệnh không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt với người không bị bệnh để tránh làm vi khuẩn, virus lây lan.

Hạn chế sử dụng bể bơi chung

Một trong những môi trường dễ lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ là bể bơi chung do vi khuẩn có thể theo dòng nước tiếp xúc với mắt. Trường hợp bạn đi bơi về thấy đỏ mắt và cho rằng do nước tiếp xúc nhiều với mắt nên không biết mình bị nhiễm viêm kết mạc. Do đó, để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, bạn hạn chế đi bơi vào mùa dịch. Trong trường hợp gia đình bạn có bể bơi riêng, bạn cũng nên thường xuyên thay nước và khử trùng nước trong bể.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế đến những môi trường công cộng khi đang đau mắt đỏ như bể bơi, siêu thị… Nếu buộc phải đến những nơi công cộng, nên đeo kính râm, đeo khẩu trang đầy đủ.

Phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả với những mẹo sau 4

>>>>>Xem thêm: Làm sao để không bị lây thủy đậu?

Không nên đến bể bơi vào thời điểm bùng phát dịch đau mắt đỏ

Ngoài các cách phòng ngừa đau mắt đỏ và hạn chế làm lây lan dịch bệnh trên đây, mỗi người chúng ta cũng nên rửa mắt bằng nước Natri Clorid 0,9% vào các thời điểm dịch bùng phát. Hàng ngày, bạn nên vệ sinh mắt sạch sẽ để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây đau mắt đỏ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *