Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em

Phác đồ là hướng dẫn các bước điều trị bệnh mà các bác sĩ thường dựa vào để thực hành lâm sàng. Hãy cùng tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng hiện được sử dụng qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em

Viêm mao mạch dị ứng hay còn gọi là bệnh Henoch-Schonlein là một chứng rối loạn khiến các mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận của bệnh nhân bị viêm và chảy máu. Khi các mạch máu bị viêm, chúng có thể chảy máu vào da, gây ra các ban xuất huyết, thường ở cẳng chân và mông. Bệnh cũng có thể gây đau bụng và đau khớp nhưng hiếm khi tổn thương thận nghiêm trọng xảy ra. Vậy bệnh được điều trị bằng cách nào và phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng ra sao?

Triệu chứng của bệnh viêm mao mạch dị ứng

Bốn đặc điểm chính của viêm mao mạch dị ứng bao gồm:

  • Phát ban xuất huyết: Những dát hồng ban tiến triển tới xuất huyết, nổi gồ lên bề mặt da, phân bố đối xứng chủ yếu ở hai mông, mặt duỗi của cẳng chân, cẳng tay (không có ở thân mình).
  • Sưng, đau khớp (viêm khớp): Những người mắc bệnh viêm mao mạch dị ứng thường bị đau và sưng quanh khớp, chủ yếu ở đầu gối và mắt cá chân. Đau khớp đôi khi xảy ra trước phát ban một hoặc hai tuần. Những triệu chứng này giảm dần khi bệnh khỏi và không để lại tổn thương lâu dài.
  • Triệu chứng đường tiêu hóa: Nhiều trẻ mắc bệnh bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và đi tiêu ra máu. Những triệu chứng này đôi khi xảy ra trước khi phát ban xuất hiện.
  • Ảnh hưởng đến thận: Trong hầu hết các trường hợp, phát hiện các ảnh hưởng đến thận bằng sự hiện dưới dạng protein hoặc máu trong nước tiểu mà bệnh nhân thậm chí có thể không biết là có trừ khi làm xét nghiệm nước tiểu. Thông thường tình trạng này sẽ biến mất sau khi bệnh qua đi, một số ít người lại mắc bệnh thận dai dẳng. Các biểu hiện tổn thương thận rõ ràng là phù, cao huyết áp, tiểu máu. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng này cần được điều trị.

Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em 1

Ban xuất huyết trong viêm mao mạch dị ứng

Nguyên nhân và biến chứng có thể gặp của bệnh

Viêm mao mạch dị ứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 10 tuổi. Tình trạng này thường tự cải thiện, nếu rối loạn ảnh hưởng đến thận thì điều trị là cần thiết.

Nguyên nhân

Trong bệnh viêm mao mạch dị ứng, các mạch máu nhỏ của cơ thể bị viêm, gây chảy máu ở da, ruột và thận. Không rõ tại sao tình trạng viêm này lại phát triển, nó có thể là kết quả của việc hệ thống miễn dịch phản ứng không thích hợp với một số tác nhân nhất định. Gần một nửa số người mắc bệnh viêm mạch máu dị ứng phát triển sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh. Các tác nhân khác bao gồm thủy đậu, viêm họng liên cầu khuẩn, sởi, viêm gan, một số loại thuốc, thực phẩm, côn trùng cắn và tiếp xúc với thời tiết lạnh.

Biến chứng

Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng của bệnh sẽ cải thiện trong vòng một tháng và không để lại vấn đề gì lâu dài. Nhưng tỉ lệ tái phát bệnh là khá phổ biến. Các biến chứng liên quan đến bệnh Henoch-Schonlein bao gồm:

  • Tổn thương thận: Biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm mao mạch dị ứng là tổn thương thận. Nguy cơ này ở người lớn lớn hơn ở trẻ em. Đôi khi tổn thương nghiêm trọng đến mức cần phải lọc máu hoặc ghép thận.
  • Tắc ruột: Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm mao mạch dị ứng có thể gây lồng ruột, là tình trạng hai đoạn ruột bị lồng vào nhau, ngăn cản thức ăn chuyển qua ruột, hạn chế mạch máu đến nuôi ruột và gây hoại tử.

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật xoang

Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em 2
Viêm mao mạch dị ứng có thể gây biến chứng lên thận

Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng

Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng bao gồm điều trị triệu chứng, điều trị corticosteroid cho các tổn thương ngoài thận nặng và thuốc ức chế miễn dịch khác dựa trên độ nặng viêm thận.

Các tổn thương ngoài thận:

  • Thuốc giảm đau: Chỉ định khi trẻ đau khớp nặng và/hoặc viêm khớp, điều trị bằng Paracetamol hoặc Ibuprofen (nếu không viêm thận hoặc xuất huyết tiêu hóa).
  • Corticoid: Chỉ định khi trẻ có các triệu chứng đau bụng nặng, xuất huyết tiêu hóa, viêm tinh hoàn, viêm mạch máu não, xuất huyết phổi, các biểu hiện viêm mạch máu nặng ở các cơ quan khác. Điều trị bằng Prednisone hoặc Methylprednisolone cho các trường hợp nặng. Corticosteroid được sử dụng trong 1-2 tuần tùy đáp ứng lâm sàng và giảm liều dần rồi ngưng trong 2 tuần tiếp theo.

Tổn thương thận: Được phân loại dựa trên độ lọc cầu thận và mức tiểu đạm.

  • Viêm thận nhẹ: Điều trị bằng Prednisone trong 4 tuần, giảm liều mỗi 2 tuần theo đáp ứng đạm niệu, thời gian điều trị 3-6 tháng. Mycophenolate mofetil có thể kết hợp với Prednisone nếu tiểu đạm kéo dài không đáp ứng với Prednisone. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin và/hoặc ức chế thụ thể angiotensin II cho các trường hợp tiểu đạm kéo dài.
  • Viêm thận trung bình: Điều trị bằng Methylprednisolon 3 ngày, sau đó Prednisone 4 tuần, giảm liều dần mỗi 4 tuần tới liều tối thiểu cần thiết để kiểm soát bệnh và Mycophenolate mofetil.
  • Viêm thận nặng: Điều trị bằng Methylprednisolon 3 ngày, sau đó Prednisone 4 tuần, giảm liều dần mỗi 4 tuần tới liều tối thiểu cần thiết để kiểm soát bệnh. Phối hợp với Cyclophosphamide tiêm tĩnh mạch mỗi tháng trong vòng 6 tháng, duy trì sau đó bằng Mycophenolate mofetil.

Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em 3

>>>>>Xem thêm: Test hội chứng sợ đám đông – Cách nhận biết và khắc phục hiệu quả

Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng bao gồm Corticosteroid

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn thêm thông tin hữu ích về phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng. Viêm mao mạch dị ứng là một thể viêm mạch máu có biểu hiện toàn thân thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh được đặc trưng bằng viêm mạch máu nhỏ với lắng đọng ưu thế IgA, ảnh hưởng chủ yếu ở da, ruột, khớp và thận. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ có các triệu chứng tương tự như trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm, tránh tổn thương thận xảy ra.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *