Màu sắc nước tiểu thay đổi là cơ sở, dấu hiệu góp phần chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu hoặc thận, bàng quang,… Để biết nước tiểu màu nâu đỏ là triệu chứng của bệnh gì, Kenshin mời bạn tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Nước tiểu màu nâu đỏ cảnh báo điều gì về sức khỏe?
Nước tiểu màu nâu đỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là bệnh lý hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt,… Trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những vấn đề sức khỏe liên quan đến việc nước tiểu chuyển sang màu đỏ.
Contents
Nước tiểu màu nâu đỏ do thực phẩm và đồ uống
Màu của nước tiểu có thể thay đổi theo chế độ dinh dưỡng, đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm và đồ uống có chứa một số hoạt chất đặc biệt, điển hình như:
- Thực phẩm có độ axit cao như các loại quả có vị chua (cam, bưởi, chanh,…) có thể làm nước tiểu màu nâu đỏ vì độ pH của nước tiểu đã bị thay đổi.
- Đồ uống có chứa caffeine cũng có thể làm cho nước tiểu bị chuyển sang màu nâu đỏ, nhất là khi sử dụng một lượng lớn trong thời gian ngắn. Nếu bạn uống nhiều trà đặc, cà phê,… và thấy nước tiểu màu nâu đỏ thì có thể đồ uống chính là nguyên nhân gây tình trạng trên.
- Một số thực phẩm như nha đam, đậu đỏ, đậu đen, củ cải đỏ, đại hoàng,… có chứa thành phần vitamin A và B khá lớn sẽ làm thay đổi màu sắc của nước tiểu, tạo nên nước tiểu màu nâu đỏ.
Việc thay đổi màu sắc của nước tiểu có liên quan đến chế độ ăn uống các thực phẩm, đồ uống nêu trên và tình trạng này không kéo dài quá lâu, thường tối đa chỉ 1 – 2 ngày nên nếu sau quãng thời gian này mà bạn vẫn thấy màu nước tiểu không trở lại bình thường thì hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.
Tác động của thuốc khiến nước tiểu màu nâu đỏ
Ngoài tác động bởi thực phẩm thì nước tiểu màu nâu đỏ còn có thể bị tác động bởi các loại thuốc mà bạn uống, cụ thể là:
- Một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi màu nước tiểu sang màu nâu đỏ do thuốc tương tác cơ thể dẫn đến sự thay đổi quá trình chuyển hóa.
- Một số loại thuốc có tác dụng nhuận tràng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nước tiểu màu nâu đỏ. Các thành phần trong thuốc nhuận tràng có thể làm đổi màu nước tiểu.
- Các loại thuốc chống sốt rét cũng là tác nhân khiến nước tiểu chuyển sang màu nâu đỏ. Việc thay đổi màu sắc của nước tiểu thường xuất hiện trong quá trình điều trị và khi bạn dừng uống thuốc, tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất.
- Một vài loại thuốc được sử dụng để giãn cơ trong việc điều trị vấn đề sức khỏe cũng tác động không nhỏ đến hệ bài tiết.
- Các loại thuốc kháng lao cũng có thể làm đổi màu nước tiểu do tác động từ các thành phần trong thuốc.
Nước tiểu màu nâu đỏ do mất nước
Màu của nước tiểu có xu hướng đậm dần khi cơ thể mất nước và không được bổ sung lượng nước cần thiết. Nếu cơ thể bị thiếu nước, nước tiểu sẽ cô đọng hơn, có màu đậm đặc hơn. Ngược lại, khi cơ thể đủ nước thì nước tiểu loãng hơn, màu nhạt hơn hoặc thậm chí trong suốt nếu bạn uống nhiều nước.
Tình trạng mất nước của cơ thể thường đến từ việc uống không đủ nước mỗi ngày hoặc do các tình trạng như sốt cao, tiêu chảy, tăng cường vận động thể lực,… làm lượng nước trong cơ thể giảm nhanh và màu nước tiểu đậm đặc hơn, thường có màu vàng đậm đến nâu đỏ.
Với trường hợp mất nước nặng màu của nước tiểu có thể chuyển sang đậm đặc hơn, có màu nâu hoặc màu nâu đen do tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, thiếu nước trầm trọng.
Nước tiểu màu nâu đỏ có liên quan đến vấn đề về thận
Màu nước tiểu thay đổi ngoài liên quan đến ăn uống, các loại thuốc đang sử dụng còn là dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề về thận. Một số bệnh lý gây nước tiểu chuyển màu nâu đỏ gồm:
Bệnh thận: Các vấn đề về thận như viêm nhiễm, tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận,… làm ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu. Các trường hợp bệnh tiến triển nhanh làm nước tiểu chuyển màu nâu đỏ kèm theo các dấu hiệu cụ thể khác như đau bụng, đau lưng,…
Bài tiết chất thải: Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng với hệ thống bài tiết chất thải ra khỏi máu, đưa chất thải vào nước tiểu và thải ra khỏi cơ thể. Nếu thận có bất cứ vấn đề gì thì nước tiểu chính là một phần phản ánh cụ thể, dễ nhận biết.
Mất căn bằng: Màu nước tiểu có thể là dấu hiệu cho thấy sự mất cân bằng nước và các chất điện giải bên trong cơ thể, đây cũng là một trong những vấn đề liên quan đến chức năng thận. Khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu mất căn bằng nước, đi tiểu có màu nâu đỏ bạn nên đi khám sức khỏe để xác định nguyên nhân và cách chữa trị.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh lậu dứt điểm và hiệu quả
Nước tiểu màu nâu đỏ phản ánh tình trạng gan
Bệnh về gan cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu nâu đỏ bất thường kèm theo một số biểu hiện cụ thể khác. Những bệnh lý về gan ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu là:
Virus viêm gan: Các loại virus gây viêm gan như viêm gan A, B và C đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan cũng như hệ tiết niệu trong cơ thể. Một số trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề về gan đều có nguy cơ làm nước tiểu màu nâu đỏ hoặc màu sắc đậm đặc hơn bình thường.
Viêm gan mạn tính: Tình trạng viêm gan mạn tính diễn ra trong thời gian dài sẽ làm thay đổi màu sắc của nước tiểu vì bệnh tác động đến cơ chế tiết niệu tự nhiên của cơ thể.
Suy gan: Một trong những bệnh nguy hiểm về gan làm thay đổi màu sắc nước tiểu là bệnh suy gan. Đây là bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến gan, diễn ra khi lá gan không hoạt động đúng cách. Với trường hợp nước tiểu màu nâu đỏ do nguyên nhân này khá phổ biến và cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bài tiết chất thải: Gan có vai trò quan trọng đối với việc thải bỏ chất thải, độc tố tích tụ trong cơ thể. Khi lá gan gặp vấn đề thì các chất thải này sẽ làm tác động đến hệ bài tiết, cụ thể là màu sắc nước tiểu.
>>>>>Xem thêm: Uống collagen có gây buồn ngủ không?
Mong rằng qua bài viết trên đây từ Kenshin đã giúp bạn biết thêm về tác nhân làm nước tiểu màu nâu đỏ. Khi nhận thấy màu sắc nước tiểu thay đổi bất thường thành màu nâu đỏ, nâu đen, tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện để thăm khám sức khỏe và điều trị bệnh (nếu có).
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể