Nước tiểu màu hồng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Tình trạng nước tiểu màu hồng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý về thận, bàng quang hoặc đường tiết niệu. Tuy nhiên một số thực phẩm, đồ uống cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu chuyển sang màu hồng. Để hiểu hơn về tình trạng này, Kenshin mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nước tiểu màu hồng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Nước tiểu màu hồng có nhiều nguyên nhân như bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc, thực phẩm hoặc đồ uống có màu,… Trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thêm về hiện tượng nước tiểu đổi sang màu hồng.

Nguyên nhân khiến nước tiểu màu hồng

Nước tiểu màu hồng có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc đôi khi lại do việc tiêu thụ thực phẩm, đồ uống hay tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn gặp phải tình trạng nước tiểu màu hồng.

Nguyên nhân xuất phát từ thực phẩm

Một số thức ăn, nước uống có màu hồng hoặc đỏ khi được tiêu thụ sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu. Điển hình như các loại thực phẩm có màu đậm như củ cải tím, củ dền, gấc, dâu tây, việt quất, nước ngọt có màu hồng hoặc đỏ,… Tình trạng nước tiểu màu hồng do nguyên nhân này sẽ không kéo dài quá lâu, thường chỉ diễn ra trong tối đa 1 – 2 ngày và màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

Nước tiểu màu hồng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả 1

Thực phẩm, đồ uống từ củ dền có thể khiến nước tiểu màu hồng

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc có chứa Senna, thuốc Rifampicin dùng trong điều trị bệnh lao,… Việc nước tiểu màu hồng do thuốc sẽ chỉ diễn ra trong thời gian dùng thuốc, sau khi ngưng màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

Nước tiểu màu hồng do bệnh lý

Ngoài 2 nguyên nhân trên thì tình trạng nước tiểu màu hồng còn có mối liên quan đến rất nhiều bệnh lý như:

Bệnh về bàng quang: Bàng quang có nhiệm vụ chính là chứa nước tiểu được thận thải ra trước khi nước tiểu được thải ra ngoài cơ thể. Khi bàng quang xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, sỏi bàng quang, u bàng quang,… người bệnh có thể nhận biết thông qua triệu chứng nước tiểu chuyển sang màu hồng kèm theo cảm giác đau nhức lưng, sút cân, mệt mỏi,…

Bệnh về tuyến tiền liệt: Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cũng là một trong những bệnh khiến nước tiểu có màu hồng. Bệnh này thường tiến triển khá nhanh và đi kèm theo đó là tình trạng rối loạn chức năng sinh lý, tiểu khó, tiểu rắt, nước tiểu có màu lạ, đau nhức vùng bẹn,… Thông thường tỷ lệ nam giới mắc bệnh lý này sẽ cao hơn so với nữ giới.

Bệnh về thận: Nước tiểu màu hồng là triệu chứng thường gặp khi thận có vấn đề, đặc biệt là viêm bể thận, sỏi thận, viêm nhiễm cầu thận,… Triệu chứng kèm theo đó của bệnh bạn có thể gặp phải là đau vùng thắt lưng, phù, chán ăn, mệt mỏi, huyết áp tăng,…

Nước tiểu màu hồng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả 2

Bệnh về thận là một trong những nguyên nhân làm nước tiểu có màu hồng

Ngộ độc chì hoặc thủy ngân

Tình trạng nước tiểu màu hồng cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị ngộ độc chì hoặc thủy ngân. Theo các chuyên gia, khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình như nước tiểu chuyển sang màu hồng nhạt, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, buồn nôn, khó thở, thị lực suy giảm nhanh chóng,… Khi nhận thấy những dấu hiệu này bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời, tránh biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng.

Chấn thương khiến nước tiểu có màu hồng

Chấn thương là nguyên nhân khá hiếm gặp khiến nước tiểu màu hồng nhưng bạn cũng cần lưu tâm, tránh bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể. Một số trường hợp bị chấn thương thận, chấn thương bàng quang, niệu đạo, vùng chậu,… sẽ làm đổi màu nước tiểu, cụ thể là gây chảy máu và có lẫn máu trong nước tiểu.

Nước tiểu màu hồng có sao không?

Khi thấy nước tiểu màu hồng, nhiều người không khỏi lo lắng, sợ hãi bản thân mắc bệnh nặng hoặc tình trạng sức khỏe đang cảnh báo. Thực tế tình trạng nước tiểu màu hồng có gây nguy hiểm đến sức khỏe hay không còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân cụ thể. Nếu nước tiểu chuyển màu hồng do thực phẩm, đồ uống thông thường thì không quá đáng ngại, bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống để cải thiện nhanh chóng tình trạng này.

Tuy nhiên nếu nước tiểu màu hồng do bệnh lý thì nguy cơ biến chứng và nguy hiểm là rất cao. Tùy theo bệnh trạng cụ thể của mỗi người mà bạn cần thăm khám càng sớm càng tốt, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, màu sắc của nước tiểu cũng trở lại màu vàng nhạt đến vàng như thông thường.

Tìm hiểu thêm: Nystafar có dùng được cho bà bầu không? Những lưu ý khi sử dụng Nystafar cho bà bầu

Nước tiểu màu hồng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả 3
Nước tiểu màu hồng do bệnh lý cần được thăm khám và điều trị sớm

Phòng ngừa tình trạng nước tiểu màu hồng bằng cách nào?

Để phòng tránh phần nào nguy cơ nước tiểu chuyển thành màu hồng bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây.

  • Luôn uống đủ nước trong ngày, đảm bảo tối thiểu 2 lít nước/ngày với người trưởng thành và người lao động nặng, tập thể thao với cường độ cao cần bổ sung thêm lượng nước và chất điện giải tương ứng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng chính, ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế dầu mỡ, muối, đường trong lúc chế biến món ăn.
  • Không nên nhịn tiểu vì đây là nguyên nhân chính hình thành sỏi thận, sỏi bàng quang khiến nước tiểu màu hồng và gây nhiều triệu chứng, biến chứng khác không có lợi đến sức khỏe.
  • Có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức để nâng cao sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai của xương khớp và các cơ trên cơ thể.
  • Lưu tâm đến việc quan hệ tình dục an toàn, tránh lây nhiễm vi khuẩn gây hại đến hệ thống tiết niệu.

Nước tiểu màu hồng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả 4

>>>>>Xem thêm: Protein thực vật có tăng cơ không? 7 loại protein thực vật phổ biến

Duy trì chế độ ăn khoa học giúp bạn tránh khỏi tình trạng đổi màu nước tiểu sang màu đỏ, hồng, nâu,…

Ngay khi có những triệu chứng bất thường như đau nhức lưng, đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu màu hồng, tiểu buốt, tiểu rắt. tiểu khó,… bạn nên đến ngay trung tâm y tế uy tín để được thăm khám và tiến hành điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

Tình trạng nước tiểu màu hồng có thể gây nguy hiểm hoặc không nên bạn cần hết sức chú tâm đến sức khỏe của mình, theo dõi dấu hiệu của bệnh liên tục và thay đổi chế độ ăn để xác định xem nước tiểu chuyển màu hồng là do thực phẩm hay do bệnh lý. Trường hợp nước tiểu màu hồng do bệnh bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *