Bé nhà bạn thường nôn ói, khó chịu, chóng mặt,… do say xe? Dưới đây là các cách chống say xe cho trẻ em hiệu quả mà bạn có thể áp dụng dễ dàng.
Bạn đang đọc: Một số cách chống say xe cho trẻ em luôn thoải mái suốt hành trình di chuyển
Mỗi dịp lễ Tết, nhiều phụ huynh thường tranh thủ cho bé về quê hoặc đi du lịch. Tuy nhiên, một số bé bị say xe khiến cho chuyến hành trình không còn được trọn vẹn. Trong trường hợp, cha mẹ có thể áp dụng các cách chống say xe cho trẻ em được nhắc đến trong bài viết này. Những phương pháp này đều đảm bảo hiệu quả và an toàn, không gây tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Contents
Tại sao bé bị say xe?
Nguyên nhân gây ra tình trạng say xe ở người lớn và trẻ nhỏ đều giống nhau. Tình trạng này xuất phát từ việc não bộ bị rối loạn khi tiếp nhận các thông tin mâu thuẫn giữa thị giác và thính giác. Khi ngồi trên xe, mắt sẽ truyền tải thông tin cho rằng cơ thể đang không chuyển động. Ngược lại, tai lại truyền đến não thông tin cơ thể đang di chuyển về phía trước. Sự mâu thuẫn này dẫn đến việc não bộ hoạt động bất ổn định, não bộ cho rằng cơ thể đang bị sự tấn công của “vật thể lạ” và sẽ phản ứng lại khiến sinh ra các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đau đầu,…
Trẻ em trên 2 tuổi ít bị say xe hơn các bé nhỏ dưới 24 tháng.
Theo như các chuyên gia cho biết rằng, trẻ em thường ít bị say xe hơn người lớn. Bởi lẽ cấu tạo góc tâm bị dạ dày – thực quản của người lớn là góc nhọn nên thức ăn dễ bị trào ngược dạ dày. Ngược lại, trẻ nhỏ có góc tâm vị dạ dày – thực quản là góc tù, thức ăn khó bị trào ngược. Tuy nhiên, không phải là không có tình trạng say xe ở trẻ em. Tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các bé dưới 2 tuổi. Ở các bé nhỏ hơn 2 tuổi, thức ăn chính là sữa hoặc thực phẩm dạng lỏng. Khi di chuyển quãng đường xa và phải ngồi lâu trên xe, bé sẽ dễ bị xóc dẫn đến ọc sữa, nôn trớ.
Những cách chống say xe cho trẻ em
Khi trẻ bị say xe, làm thế nào để giảm tình trạng này để giúp bé bớt khó chịu? Cha mẹ có thế áp dụng các cách chống say xe cho trẻ em sau:
1. Chọn di chuyển vào ban đêm
Nếu có thể được thì bạn nên đặt các chuyến xe khởi hành vào ban đêm khi đi cùng với bé. Vào ban đêm, bé sẽ ngủ nhiều hơn. Khi ngủ trẻ sẽ tạm quên cảm giác say xe, tình trạng say xe cũng giảm đi. Các triệu chứng khó chịu trong cơ thể của bé do say xe cũng ít xuất hiện hơn.
2. Không nên cho bé ăn các thực phẩm khó tiêu
Tình trạng say xe của bé sẽ trầm trọng hơn khi dạ dày hoạt động kém. Vì thế, trước mỗi chuyến hành trình, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị,… để dạ dày bé hoạt động ổn định, không gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Thay thế cho các thực phẩm này, bạn có thể cho bé ăn nhẹ bằng cháo, bánh mì, bánh quy, trái cây, thức ăn có mùi vị thanh đạm,… Một điều cần lưu ý là nên cho bé ăn vừa đủ, tránh ăn quá no cũng sẽ khiến dạ dày khó chịu, rối loạn tiêu hóa,… dễ dẫn đến say xe.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi khóc đêm các mẹ cần biết
Tránh cho bé ăn thức ăn khó tiêu trước khi đi khởi hành là một trong những cách chống say xe cho trẻ em.3. Giúp bé quên cảm giác say xe
Một cách chống say xe cho trẻ nhỏ khác là bạn có thể trò chuyện, chơi trò chơi để phân tán sự chú ý của bé. Trẻ sẽ không còn nhớ cảm giác say xe nữa. Phụ huynh nên mang theo các đồ chơi yêu thích của bé. Khi bé tập trung chơi sẽ quên cảm giác say xe.
>>>>>Xem thêm: Clo test: Phương pháp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP
Cách chống say xe cho trẻ em đơn giản khác là trò chuyện, chơi trò chơi với bé để phân tác sự chú ý, giúp bé quên cảm giác say xe.4. Khuyến khích trẻ nhìn ra ngoài cửa
Bạn cũng có thể khuyến khích bé nhìn ra ngoài cửa xe để mắt tiếp nhận thông tin cơ thể đang di chuyển và truyền đến não bộ. Tín hiệu này đồng nhất với thông tin truyền từ thính giác. Từ đó, bé sẽ giảm tình trạng say xe do não bộ đã hoạt động ổn định.
5. Cho bé uống nước gừng
Cha mẹ có thể cho bé uống nước gừng để giảm tình trạng say xe ở trẻ nhỏ. Bạn cắt vài lát gừng mỏng cho vào nước ấm và đưa bé uống trước khi khởi hành 30 phút. Gừng sẽ giúp bé ổn định dạ dày, giảm các kích thích, tránh bị say xe. Tuy nhiên, nước gừng chỉ nên dùng cho các bé từ 2 tuổi trở lên. Nếu bé không uống được nước gừng do vị cay nồng, thì bạn có thể cho bé dùng viên ngậm gừng Vietnat, mứt gừng, kẹo gừng,… Hoặc có thể dán vài lát gừng mỏng lên lỗ rốn của bé cũng là một cách chống say xe cho trẻ em hiệu quả.
6. Ngửi mùi vỏ cam, quýt
Một mẹo hay giúp giảm trình trạng say xe ở trẻ là cho bé ngửi mùi vỏ cam, chanh hoặc quýt. Tinh dầu từ vỏ chanh, cam, quýt sẽ khử mùi hôi của xăng dầu, mùi máy lạnh trên xe. Mùi thơm dịu nhẹ từ vỏ quýt, cam giúp bé dễ chịu hơn và giảm say xe. Chỉ cho bé ngửi vỏ cam, quýt, không nên cho trẻ ăn vì acid trong các loại trái cây này sẽ dễ khiến bé bị say xe hơn.
Nếu đã áp dụng hết những phương pháp trên nhưng tình trạng say xe của bé vẫn không cải thiện, thì bạn nên nghĩ đến việc dùng miếng dán hoặc cho bé uống thuốc say xe. Đây là cách chống say xe cho trẻ em cuối cùng mà bạn có thể thử. Miếng dán chống say tàu xe chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tuổi. Thuốc chống say xe bạn có thể mua ở các tiệm thuốc lớn nhỏ như hệ thống Kenshin trên toàn quốc. Mỗi độ tuổi sẽ có liều dùng khác nhau, vì thế bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi cho bé sử dụng. Hy vọng rằng từ những thông tin trên sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng say xe ở trẻ nhỏ. Từ đó bé sẽ luôn vui tươi, khỏe mạnh hơn trong suốt chuyến đi.
Bảo Vân
Nguồn: Hellobacsi
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể