Dấu hiệu và cách điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả nhất

Vành tai sưng, đỏ, đau nhức là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị viêm sụn vành tai. Nếu không điều trị viêm sụn vành tai kịp thời, đúng cách sẽ gây mất thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng rất lớn tới chức năng tai.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu và cách điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả nhất

Vành tai hay còn gọi là loa tai thuộc một phần của tai ngoài với vai trò giúp tai thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần phải xoay đầu hay cử động tai. Vành tai có cấu tạo gồm sụn, cơ và dây chằng nên khi sờ ta sẽ thấy vành tai có độ đàn hồi, độ mềm dẻo nhất định. Đặc biệt, vành tai cũng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài nên có nguy cơ bị tổn thương cao nhất trong cấu trúc tai.

Viêm sụn vành tai có thể xuất hiện ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào. Nếu không chữa trị viêm sụn vành tai dứt điểm, căn bệnh này có thể diến tiến nặng gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

Dấu hiệu và cách điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả nhất 1 Viêm sụn vành tai gây ra những cơn đau nhức, sưng đỏ

Viêm sụn vành tai là gì? Nhận biết bằng cách nào?

Bệnh viêm sụn vành tai là bệnh lý nhiễm trùng ở mô bao quanh và nuôi dưỡng sụn ở bên ngoài tai (vành tai). Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, người bệnh có thể dễ dàng nhận diện thông qua các triệu chứng nổi bật như vành tai bị đỏ, sưng tấy ở loa tai nhưng không ảnh hưởng tới màng dĩ và ống tai trong. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tăng lên rõ rệt khi kéo vành tai, ù tai và nghe kém. Nặng hơn, da ống tai có thể bị bong thành từng mảng biểu bì trắng, xuất hiện mủ hoặc chảy dịch ở tai. Một số trường hợp bị nặng, người bệnh sẽ sốt hoặc biến dạng cấu trúc tai.

Viêm sụn vành tai nếu không có phương pháp điều trị thích hợp sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh. Cụ thể, nếu được điều trị sớm sẽ cho hiệu quả điều trị rất tốt, người bệnh sẽ dứt điểm các triệu chứng sưng đau, vành tai trở về trạng thái ban đầu. Ngược lại, nếu bệnh biến chuyển nặng có thể gây hoại tử tai làm biến dạng cấu trúc tai rất mất thẩm mỹ, người bệnh không chỉ tự ti mà còn giảm hẳn khả năng nghe của tai. Bên cạnh đó, việc điều trị viêm sụn vành tai không dứt điểm có thể khiến bệnh tái đi tái lại ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm sụn vành tai

Theo các chuyên gia đầu ngành, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng vành tai bị viêm là do vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa tấn công. Ngoài ra, thói quen xỏ lỗ tai, xỏ khuyên bằng dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn, chấn thương tai cũng là một trong những yếu tố thuận lợi gây bệnh.

Trong đó, viêm sụn vành tai do xỏ lỗ tai là rất phổ biến ở giới trẻ. Bệnh thường trải qua giai đoạn từ viêm tai thanh dịch, xung huyết, sưng tấy, hóa mủ đến hoại tử sụn. Nghiêm trọng nhất của tình trạng này là ngoài các di chứng thẩm mỹ thì vi khuẩn từ màng sụn có thể tấn công vào máu gây nhiễm trùng máu. Lúc này, người bệnh sẽ gặp nguy hiểm và rất tốn chi phí điều trị, thậm chí tử vong.

Các phương pháp điều trị viêm sụn vành tai an toàn, hiệu quả

Để tìm được phương pháp điều trị thích hợp, trước tiên người bệnh cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thông qua thăm khám tai và khai thác tiền sử chấn thương. Nếu nghi ngờ tai có mủ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật để dẫn lưu dịch ra ngoài tai.

Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn hợp lý dành cho người thường xuyên đau dạ dày

Dấu hiệu và cách điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả nhất 2 Điều trị viêm sụn vành tai bằng kháng sinh là phương pháp phổ biến nhất

Cách chữa viêm sụn vành tai tại nhà phổ biến nhất hiện nay chính là sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh để nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm. Kháng sinh có thể ở dạng uống hoặc dạng tiêm tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi và cơ địa của bệnh nhân. Riêng với các bệnh nhân viêm màng sụn tự miễn, các thuốc steroid như prednisone sẽ được chỉ định để ức chế phản ứng miễn dịch và ngăn chặn nguy cơ tấn công sụn tai hay các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt, một số trường hợp viêm sụn vành tai nghiệm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật thẩm mỹ để loại bỏ phần tai bị tổn thương.

Viêm sụn vành tai uống thuốc gì? Levofloxacin, ciprofloxacin, methylprednisolon hoặc prednisolon, paracetamol là những nhóm thuốc thường được sử dụng cho người bệnh viêm sụn vành tai.

Viêm sụn vành tai có thể phòng ngừa bằng cách nào?

Mặc dù viêm sụn vành tai không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng người bệnh không nên coi thường bởi những hậu quả mà nó mang lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, nếu mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ phải chịu đựng đau đớn kéo dài rất mệt mỏi, thậm chí làm giảm thính giác.

Chính vì thế, chủ động phòng tránh viêm sụn vành tai là điều chúng ta nên làm ngay từ bây giờ. Dưới đây là một số cách phòng ngừa đơn giản ai cũng có thể thực hiện được:

  • Luôn giữ vệ sinh tai sạch sẽ.
  • Hạn chế xỏ, bấm lỗ tai ở những cơ sở không uy tín.
  • Vệ sinh, sát trùng khuyên tai cẩn thận trước và sau khi đeo.
  • Nếu vành tai bị chấn thương, cần giữ gìn để tránh bị nhiễm trùng.

Đặc biệt, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở sụn tai như sưng đỏ, đau rát hoặc chảy mủ thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi vì, điều quan trọng nhất khi điều trị viêm sụn vành tai chính là càng sớm thì cho hiệu quả càng cao.

Dấu hiệu và cách điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả nhất 3

>>>>>Xem thêm: Ù tai liên quan đến thận: Những điều bạn nên biết

Vệ sinh tai sạch sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo phác đồ dùng thuốc của bác sĩ,đó, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ điều độ, bổ sung dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ vitamin và khoáng chất để rút ngắn thời gian điều trị. Một số thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người bệnh nên ăn như thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E và các khoáng chất như kẽm, magie…

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bị viêm sụn vành tai kiêng ăn gì? Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm làm tình trạng bệnh nặng hơn như thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, đồ ăn quá cay nóng, đồ uống có cồn và chất kích thích… Đặc biệt, hạn chế các món ăn khô cứng vì cần lực mạnh để nghiền thức ăn, hành động nhai liên tục sẽ tạo áp lực lên tai làm bệnh nhân đau và ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.

Hi vọng cách chữa trị viêm sụn vành tai được đề cập bên trên sẽ giúp bạn cải thiện được bệnh viêm tai hiệu quả. Nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm, bạn nên đến thăm khám hoặc có biện pháp khắc phục nhanh, tránh gây ảnh hưởng đến chức năng của tai. Theo dõi Kenshin để cập nhật thêm các kiến thức hữu ích, giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và người thân tốt nhất.

An An

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *