Giải đáp bệnh ho gà có di truyền không?

Những người lớn mắc bệnh dù không gây ra những biến chứng như trẻ nhỏ nhưng lo lắng rằng sau này sinh con có di truyền không. Vì bệnh này có khả năng lây nhiễm nhanh chóng và để lại biến chứng nguy hiểm, nhất là trẻ nhỏ.

Bạn đang đọc: Giải đáp bệnh ho gà có di truyền không?

Bệnh ho gà có bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn gây gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và gây những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, nhất là trẻ sơ sinh. Những người lớn mắc bệnh dù không gây ra những biến chứng như trẻ nhỏ nhưng lo lắng rằng sau này sinh con có di truyền không. Để biết ho gà có di truyền không, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là bệnh ho gà?

Ho gà là bệnh do vi khuẩn Bordetella Pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Khi đó, những vi khuẩn này bám vào lông mao đường hô hấp, rồi giải phóng độc tố và tấn công vào đường hô hấp làm sưng nề đường thở.

Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng nếu không kiểm soát sẽ phát triển thành dịch. Theo số liệu thống kê của WHO – Tổ chức Y tế thế giới thì hằng năm có khoảng 30 – 50 triệu người mắc bệnh ho gà. Đặc biệt, phần lớn bệnh nhân đều là trẻ nhỏ từ 0 – 12 tháng tuổi và trẻ nhỏ cũng có biểu hiện trầm trọng hơn người lớn.

Thế nào là bệnh ho gà? Thế nào là bệnh ho gà?

Bệnh được phát hiện sớm và điều trị kiểm thời có thể kiểm soát được nhanh chóng. Nếu càng kéo dài thời gian, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể là suy hô hấp, tổn thương não, viêm phổi, viêm phế quản,… thậm chí dẫn đến tử vong.

Đối tượng có nguy cơ bị nhiễm bệnh

Khi vi khuẩn ho gà xâm nhập, bệnh nhân sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là những cơn ho dữ dội mà người bệnh không thể kiểm soát được. Đi kèm với ho là khó thở, mệt mỏi, sốt,…

Bệnh ho gà có khả năng lây nhiễm cao trong giai đoạn đầu, nhất là thời gian 2 tuần đầu kể từ khi nhiễm bệnh. Bệnh lây từ người sang người thông qua các giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch ở họng, niêm mạc mũi trên bề mặt đồ vật. Vì trong dịch của người bệnh có chứa vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt đối tượng, màu da, dân tộc,… Tuy nhiên người chưa tiêm, nhất là trẻ em là nguy cơ mắc bệnh và rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ho gà có di truyền không?

Bệnh lây truyền từ người có mầm bệnh sang người chưa có mầm bệnh qua giọt bắn hay dịch có chứa vi khuẩn. Bệnh không có khả năng di truyền. Nếu trong gia đình đều bị thì do phương pháp chăm sóc và cách ly không tốt làm lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.

Tìm hiểu thêm: Hẹp đường mật bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ho gà có di truyền không? Ho gà có di truyền không?

Mẹ bầu cũng có lịch tiêm trước khi mang thai để tránh nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. Đồng thời, trẻ được 2 tháng tuổi cũng bắt đầu được tiêm chủng phòng ngừa ho gà để phòng bệnh.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ho gà

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, sau 5 – 10 ngày người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như ho, sốt, đau họng,… Những triệu chứng ban đầu thường làm người bệnh nhầm lẫn với cảm lạnh hay cảm cúm.

Những cơn ho gà sẽ trở nên nặng hơn và kịch phát trong khoảng 1 – 2 tuần tiếp theo và kéo dài trong khoảng 1 – 2 tháng hoặc lâu hơn tùy vào sức khỏe của người bệnh. Các cơn ho gà đặc trưng bởi các cơn ho kéo dài, ho rũ rượi và không thể kìm hãm được, cuối cùng thường chảy đờm dãi nhiều, thậm chí người bệnh có thể bị nôn.

Dấu hiệu của bệnh ho gà

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ lần 2: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa tái phát

Dấu hiệu của bệnh ho gà

Ho gà thường phát triển qua các giai đoạn với những biểu hiện:

Thời gian ủ bệnh: Thời gian của bệnh thường kéo dài từ 6 – 20 ngày

Viêm đường hô hấp: Giai đoạn này thường kéo dài từ khoảng 1 – 2 tuần và xuất hiện kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, sổ mũi, hắt hơi,… Cuối cùng, người bệnh dần xuất hiện các cơn ho nặng hơn.

Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1 – 6 tuần, ở những người có thể kéo dài đến 10 tuần với các triệu chứng điển hình:

  • Ho rũ rượi: Người bệnh có hiện tượng ho rũ rượi, mỗi cơn ho kéo dài từ 15 – 20 tiếng, càng về sau cơn ho càng yếu dần. Khi ho, người bệnh thường mệt mỏi, mặt tím tái, đỏ, chảy nước mắt, nước mũi,…
  • Thở rít như tiếng gà: Cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ cơn ho sẽ xuất hiện những tiếng rít như tiếng gà.
  • Đờm: Kết thúc mỗi cơn ho, người bệnh thường khạc ra đờm trắng và màu trong. Dịch đờm này thường có vi khuẩn ho gà và cũng chính là nguồn lây nhiễm bệnh.

Giai đoạn phục hồi: Lúc này bệnh nhân dần khôi phục sức khỏe, tình trạng giảm dần. Thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào sức khỏe từng người, chế độ chăm sóc.

Những biến chứng mà bệnh ho gà gây ra

Đối với trẻ em thường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn. Các biến chứng thường xảy ra ở trẻ em mắc ho gà:

  • Viêm phổi cấp.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu nước.
  • Khó thở, không cung cấp đủ oxy lên não.
  • Viêm não.
  • Xuất huyết kết mạc.

Đối với người lớn ít trầm trọng hơn ở những biến chứng nhưng vẫn có thể xảy ra nếu không can thiệp điều trị kịp thời. Khi các cơn ho kéo dài dai dẳng thì dẫn đến tình trạng viêm phổi. Ngoài ra, kết quả một số nghiên cứu thì người lớn bị ho gà cũng có thể dẫn tới tình trạng sụt cân, mất kiểm soát bàng quang, gãy xương đòn do ho nặng,…

Với những thông tin đã chia sẻ, hy vọng mọi người nắm được thông tin hữu ích và có câu trả lời cho mình ho gà có di truyền không? Bệnh tuy không di truyền nhưng đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên cần tiêm phòng vaccine càng sớm càng tốt nhất là trẻ nhỏ.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *