Giải đáp: Bệnh tiểu đường có uống được lá đinh lăng không?

Lá đinh lăng rất nổi tiếng trong các bài thuốc trị bệnh dân gian và bệnh tiểu đường là một trong số đó. Tuy nhiên, hiệu quả của nó vẫn còn rất mơ hồ đối với nhiều người. Cùng bài viết bên dưới tìm hiểu bệnh tiểu đường có uống được lá đinh lăng không nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh tiểu đường có uống được lá đinh lăng không?

Không ít bệnh nhân tiểu đường rất quan tâm đến bài thuốc lá đinh lăng trị bệnh. Đây cũng là một loại dược liệu khá dễ tìm và không có chi phí quá đắt đỏ. Nhưng thực hư về công dụng trị bệnh tiểu đường của loại lá này vẫn còn là một ẩn số.

Thông tin về cây đinh lăng

Đinh lăng là một loại cây nhỏ có nhiều ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Tại Việt Nam, loại cây này được dùng làm cảnh. Ngoài ra, đinh lăng có thể được dùng như một vị thuốc trong Y học Cổ truyền.

Mặt khác, đinh lăng có rất nhiều loại, có thể kể đến như đinh lăng lá to, đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá ráng, đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng viền bạc hay đinh lăng trổ. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất đinh lăng lá nhỏ được các nhà khoa học gọi là Polyscias Fruticosa mới có khả năng làm nguyên liệu trong thuốc. Nó còn hay được gọi với cái tên là nam dương sâm hay cây gỏi cá.

Tác dụng không ngờ đến của lá đinh lăng

Trước khi tìm hiểu tiểu đường có uống được lá đinh lăng không, bạn nên nắm rõ những công dụng tuyệt vời của loại lá này.

Theo Y học Cổ truyền, vị của đinh lăng lá nhỏ ngọt và có chút đắng nhẹ. Đinh lăng lá nhỏ sở hữu bảng thành phần dinh dưỡng cực kỳ giá trị với nhiều loại axit amin, vitamin, glycosid, alcaloid,… Đặc biệt, các loại saponin trong loại cây này có các hoạt tính tương đương với nhân sâm.

Do đó, đinh lăng lá nhỏ có khả năng nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng, giúp cải thiện giấc ngủ. Không dừng lại ở đó, loại cây này còn tăng cường mức độ dẻo dai của cơ thể, cải thiện các triệu chứng suy nhược, đau nhức, mệt mỏi hay chán ăn lâu ngày.

Một số tác dụng khác của từng bộ phận cây đinh lăng lá nhỏ có thể kể đến như:

  • Thân và rễ đinh lăng lá nhỏ: Tăng cường lưu thông khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể.
  • Lá của đinh lăng lá nhỏ: Chống viêm, chống dị ứng, giải độc, trị kiết lỵ, trị ho ra máu, lợi sữa.

Một nghiên cứu vào năm 2018 chỉ ra rằng một hợp chất saponin chính của đinh lăng lá nhỏ có công dụng giảm mức độ đường huyết trong cơ thể sau khi ăn. Nghiên cứu này dẫn đến sự kỳ vọng ứng dụng lá đinh lăng trong quá trình kiểm soát căn bệnh đái tháo đường.

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có uống được lá đinh lăng không? 1

Đinh lăng lá nhỏ có công dụng giảm hàm lượng đường trong máu

Bệnh tiểu đường có uống được lá đinh lăng không?

Nhiều người vẫn còn thắc mắc bệnh nhân tiểu đường có uống được lá đinh lăng không. Thông qua những công dụng của lá đinh lăng được kể trên, có thể kết luận rằng đinh lăng không những không làm tăng đường huyết mà còn kiểm soát nó ở mức ổn định. Nó giúp duy trì thể trạng của bệnh nhân ở mức bình thường và tốt nhất. Do đó, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể uống nước lá đinh lăng.

Song đó, người bị tiểu đường cần đưa ra liều lượng sử dụng lá đinh lăng ở mức an toàn. Mỗi ngày, họ chỉ nên dùng từ 50 – 100 gram lá đinh lăng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị trước khi sử dụng. Vì mặc dù mang đến rất nhiều công dụng nhưng loại lá này cũng tiềm tàng một số nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nếu không được sử dụng đúng cách.

Một số điều kiêng kỵ khi uống nước lá đinh lăng:

  • Không nên sử dụng lá đinh lăng một cách quá thường xuyên. Đặc biệt không uống lá đinh lăng quá 100 gram/ngày. Nếu không sẽ làm tăng hàm lượng saponin gây ngộ độc và khiến các hoạt động của tim bị ảnh hưởng xấu.
  • Không nên sử dụng nước của lá đinh lăng thay thế nước lọc hay nước trà thông thường.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước lá đinh lăng. Vì trẻ nhỏ chưa phát triển về mọi mặt, uống nước lá đinh lăng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
  • Phụ nữ có thai và đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ không nên sử dụng nước lá đinh lăng.

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp cùng chuyên gia: Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai?

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có uống được lá đinh lăng không? 2
Bệnh tiểu đường có uống được lá đinh lăng không là thắc mắc của nhiều người

Những lưu ý khi sử dụng đinh lăng cho người bệnh tiểu đường

Bên cạnh vấn đề tiểu đường có uống được lá đinh lăng không, bạn cần để ý đến một số vấn đề trong quá trình sử dụng loại cây này. Chúng bao gồm một số điều sau đây:

  • Đinh lăng chỉ phát huy những lợi ích đối với sức khỏe khi sử dụng một cách khoa học, với liều lượng thích hợp. Lạm dụng nước lá đinh lăng có thể dẫn đến những biểu hiện xấu về sức khỏe như hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy,…
  • Đối với thân rễ cây đinh lăng khô, chỉ nên sử dụng từ 10 – 20 gram mỗi ngày.
  • Khi dùng làm thốc, nên chọn đinh lăng lá nhỏ có tuổi thọ trên 3 năm. Đinh lăng non có thể không đem đến tác dụng như mong muốn.
  • Lá đinh lăng sở hữu rất nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin như vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6,… Có thể dùng loại lá này kết hợp với nhiều thực phẩm thích hợp để nâng cao giá trị dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có uống được lá đinh lăng không? 3

>>>>>Xem thêm: Thay khớp gối Medial Pivot là gì? Cần lưu ý gì sau khi thực hiện?

Có thể kết hợp lá đinh lăng với nhiều thực phẩm khác nhau

Chắc hẳn bạn đã có được lời giải đáp cho nỗi băn khoăn bệnh nhân tiểu đường có uống được lá đinh lăng không. Quá trình điều trị bệnh tiểu đường là một “cuộc chiến” đường dài và cần sự nhẫn nại, lạc quan để có thể gặt hái được thành quả tốt hơn.

Xem ngay: Cách chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả như thế nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *