Tính kỷ luật, gọn gàng và ngăn nắp sẽ giúp trẻ biết cách sắp xếp công việc hợp lý, bố trí hoạt động khoa học hơn. Đây cũng là tiền đề giúp các con trở thành người thành công hơn mai sau.
Bạn đang đọc: Nằm lòng các nguyên tắc giúp con rèn tính kỷ luật từ bé
Bạn đã từng hỏi bản thân là mình phải chạy theo sau lưng con để sắp xếp đồ chơi, quần áo, sách vở cho đến tận bao giờ chưa? Nếu có thì chúng ta nên xem lại phương pháp dạy con của mình, bởi bé đang quá tự do và chưa thiết lập tính kỷ luật hay ngăn nắp cho mình. Đây đều là các kỹ năng cần được rèn luyện cho con từ bé, bởi nó không những giúp ích trong hiện tại mà còn cho cả tương lai sau này, khi chúng có thể sắp xếp công việc và các hoạt động trong cuộc sống hợp lý, khoa học hơn.
Một số mẹo mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng ngay để rèn thói quen gọn gàng cho con.
Contents
1. Giao việc cho bé
Từ lúc còn mẫu giáo các mẹ đã có thể giao những công việc liên quan đến chăm sóc cá nhân cho bé. Chẳng hạn như con có thể tự mình đánh răng, làm sạch sau khi đi vệ sinh. Sau đó là giao cho bé việc phụ trách đồ đạc, nhất là trong những chuyến du lịch cùng gia đình. Đừng quên phân công chúng dọn dẹp bàn, sách vở ngay sau khi học xong. Lâu dần các mẹ có thể giao cho con những nhiệm vụ lớn hơn, để bé có ý thức với chính bản thân cũng như những công việc khác.
Giao việc cho bé từ khi còn mẫu giáo để con rèn tính tự lập, ngăn nắp.
2. Không giới hạn mức độ việc dễ làm cho con
Giáo sư tâm lý học Đại học Maryland (Mỹ) Roger Roger W. McIntire cho rằng các bậc phụ huynh hay mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị cho bé sẵn sàng trước mỗi công việc. Cách tốt nhất và nhanh nhất là chúng ta nên để cho bé tự tham gia công việc ấy dù khó hay dễ. Nhờ đó bé có thể làm được việc thay vì để cha mẹ sốt sắng giúp đỡ, khiến chúng cảm thấy bản thân chẳng làm được gì nếu không có phụ huynh bên cạnh.
3. Tạo điều kiện cho con ngăn nắp hơn
Muốn trẻ phát huy tối đa kỹ năng sống ngăn nắp, có kỷ luật thì cha mẹ phải tạo điều kiện và môi trường thích hợp. Cụ thể là chúng ta phải cho con có một không gian riêng như góc vui chơi, học tập, ăn uống… Từ đó bé sẽ biết làm việc đúng nơi đúng chỗ, như không ăn cơm trên bàn học. Hoặc bố trí khu vực để đồ hợp lý, có thể là những chiếc hộp to cất đồ chơi và hộp nhỏ cất cột tóc, kẹp tóc…
4. Không lấy những nhiệm vụ lớn ra tạo sức ép
Cha mẹ không nên tạo sức ép lên bé bằng các nhiệm vụ lớn, như yêu cầu con dọn phòng. Thay vào đó chúng ta nên đề nghị con làm từng việc nhỏ như dọn đồ chơi trước khi dọn chăn gối trên giường. Những việc nhỏ như thế sẽ tạo thành việc lớn và để bé có thời gian thích nghi không thấy quá sức.
Tìm hiểu thêm: Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l có phải bệnh tiểu đường không?
Để bé làm từ những việc nhỏ như dọn đồ chơi.5. Có thể nghỉ giải lao nhưng vẫn cần hoàn thành công việc
Bé có thể được phép nghỉ giải lao giữa nhiệm vụ, nhưng chúng ta cần đưa ra lịch trình cụ thể. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con những việc chúng cần làm để bé không quên và bỏ qua những công việc đang dang dở hoặc tiếp theo sau đó. Chúng ta cần thống nhất quy tắc và tuân theo nghiêm túc để con trẻ noi theo đó.
6. Khuyến khích bé làm việc
Học cách bố trí, sắp xếp công việc là kỹ năng rất cần thiết để rèn cho bé tính kỷ luật và sống có tổ chức. Phụ huynh không cần đưa ra quá nhiều phần thưởng hay khen ngợi, nhưng phải chú ý đến những nỗ lực của con thay vì kết quả. Mẹ cũng có thể thiết lập một số quy tắc để bé có thể sống và làm việc có kỷ luật hơn, chẳng hạn không được phép xem TV nếu chưa dọn phòng xong. Các bé sẽ cần được cha mẹ chỉ dạy tận tình để hình thành nên nhận thức trách nhiệm và tập thành thói quen.
>>>>>Xem thêm: Viêm não mô cầu AC là bệnh gì? Cách phòng ngừa viêm não mô cầu AC
Khuyến khích con làm việc, cùng làm với con và cũng là tấm gương để bé noi theo.7. Là tấm gương để con noi theo
Phụ huynh chính là tấm gương gần gũi và thực tế nhất cho bé noi theo. Nếu mẹ thích bừa bãi, vứt đồ đạc lung tung thì không thể bắt con sống gọn gàng, ngăn nắp được. Chúng ta cần rèn nếp sống bản thân để con lấy làm tấm gương. Dù cha mẹ có thể quát mắng hay phàn nàn để bắt con làm việc, nhưng nó không hề hiệu quả bởi mục đích chính là dạy bé thói quen và kỹ năng sống phục vụ tương lai sau này.
Thụy Anh
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể