Giải đáp thắc mắc: Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không?

Thắc mắc uống trinh nữ hoàng cung có nóng không là mối quan tâm chung của rất nhiều chị em trước khi sử dụng loại dược liệu này. Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không?

Trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu có công dụng phòng chống và điều trị nhiều bệnh ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người băn khoăn rằng liệu uống trinh nữ hoàng cung có nóng không. Cùng Kenshin giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung được gọi với tên khoa học Crinum latifolium L., thuộc họ Náng. Hay còn được gọi với tên khác là Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng.

Giải đáp thắc mắc: Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không-1

Cây trinh nữ hoàng cung có hoa màu trắng điểm màu tím phớt hồng

Cây trinh nữ hoàng cung xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Tuy nhiên, cây được trồng phổ biến ở nhiều nước như Thái Lan, Philippin, Malaysia, Lào, Việt Nam, Ấn độ và cả ở phía nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây xuất hiện nhiều ở các tỉnh từ Quảng Nam trở vào, về sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc.

Bộ phận dùng: Đa số thường dùng lá tươi hay phơi khô, thái nhỏ sao vàng rồi dùng dần. Nhưng ở một số nước khác, người dân thường dùng thân hành của cây, cán hoa thái nhỏ phơi khô.

Công dụng của cây trinh nữ hoàng cung

Để giải đáp câu hỏi uống trinh nữ hoàng cung có nóng không, trước tiên chị em cần hiểu rõ về công dụng của loại thảo dược này nhé.

Bài thuốc điều trị viêm phụ khoa

Cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến phụ nữ như chảy máu âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh,… Bạn có thể áp dụng theo một trong các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Đầu tiên lấy 20g mỗi vị thuốc gồm thuốc trinh nữ hoàng cung, hạ khô thảo, rễ cỏ xước, hương tư tử đem sắc với 1 lít nước. Sắc đến khi cạn còn một nửa nước là dùng được. Nước sắc nên uống 3 lần trong ngày và không được để qua đêm.

Bài thuốc 2: Công thức gồm có trinh nữ hoàng cung, lá sen, dừa dại, ngải cứu tươi, hương tử và ích mẫu, lấy mỗi vị 20g. Hỗn hợp trên sắc với khoảng 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa. Nước sắc nên uống 3 lần trong ngày và không được để qua đêm.

Bài thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt

Một trong các công dụng phổ biến của trinh nữ hoàng cung phải kể đến là điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Các bài thuốc điều trị căn bệnh này gồm:

Bài thuốc 1: Công thức gồm 20g trinh nữ hoàng cung khô, 6g hương tư tử và 12g xa tiền tử. Cho các thành phần trên vào nồi cùng hai bát con nước và sắc cạn còn khoảng 1 bát thì dừng. Sau đó, chia nước sắc ra dùng khoảng 2 – 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc 2: Đem 20g trinh nữ hoàng cung khô rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi, thêm khoảng 2 bát nước con. Các hỗn hợp trên sắc với lửa nhỏ đến cạn còn một nửa thì dừng. Nước sắc được chia uống thành 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc điều trị ung thư vú

Dược liệu trinh nữ hoàng cung được nhiều người sử dụng hiệu quả trong điều trị ung thư vú. Công thức này gồm có 200g lá trinh nữ hoàng cung đã được phơi khô, sắc với hai bát nước con đến khi cạn còn khoảng nửa bát thì dừng. Nước sắc nên chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ hiệu quả

Giải đáp thắc mắc: Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không-2

Trinh nữ hoàng cung giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý khác nhau

Bài thuốc điều trị ho, viêm phế quản

Với công dụng điều trị bệnh ho và viêm phế quản, bạn nên thực hiện qua các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Công thức là dùng 600ml nước hỗn hợp gồm 20g lá trinh nữ hoàng cung, ô phiến, tang bạch bì và cam thảo dây. Hỗn hợp trên sắc đến khi cạn còn khoảng 200 ml thì dừng. Bạn nên sử dụng 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc 2: Công thức bao gồm lá trinh nữ hoàng cung, hương tử, lá bồng bồng, táo chua, lấy 20g mỗi vị. Sắc hỗn hợp bằng nồi đất với 600ml nước, sắc đến khi còn khoảng 200ml nước thì dừng. Sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc điều trị bệnh dạ dày, tá tràng

Lá cây trinh nữ hoàng cung tươi được dùng phổ biến trong điều trị bệnh dạ dày, tá tràng. Bài thuốc này được thực hiện bằng cách cắt lá cây tươi thành khúc nhỏ và cho vào nồi, thêm hai bát nước sạch. Sau đó sắc hỗn hợp trên đến khi đặc còn khoảng nửa bát thì dừng. Nước sắc nên sử dụng 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc giảm đau nhức xương

Lá trinh nữ hoàng cung được nghiên cứu chứng minh giúp giảm đau nhức xương hiệu quả. Đầu tiên, bạn rửa sạch lá trinh nữ hoàng cung, cắt nhỏ, phơi sấy khô, rồi đem sao nóng lá dược liệu và đắp lên vùng bị đau nhức hoặc chấn thương. Thực hiện bài thuốc trên liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp làm tan vết bầm, giảm cơn đau nhức nhanh chóng.

Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không?

Theo các chuyên gia về Y học cổ truyền, cây trinh nữ hoàng cung có tính đắng, chát, tính bình, không nóng. Với thắc mắc của nhiều chị em rằng uống trinh nữ hoàng cung có nóng không thì câu trả lời là hoàn toàn không. Tuy nhiên, với các đối tượng người đang mang thai, người suy giảm chức năng gan, người bị bệnh thận nặng tuyệt đối tránh sử dụng các bài thuốc này.

Giải đáp thắc mắc: Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không-3

>>>>>Xem thêm: Liệu có phải hắt xì chỉ là cảm lạnh?

Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không? Câu trả lời là hoàn toàn không

Khi sử dụng dược liệu này chữa bệnh, bạn cần phần biệt rõ trinh nữ hoàng cung với các loại cây náng trắng có vẻ ngoài tương tự. Hiện nay, cây trinh nữ hoàng cung được bán tại Việt Nam với mức giá khá cao. Vì vậy, một số nơi có thể trộn cây náng trắng hoặc lan huệ vào khiến việc điều trị không đem lại hiệu quả như mong đợi.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc uống trinh nữ hoàng cung có nóng không. Vì vậy, khi mua sản phẩm trinh nữ hoàng cung bạn cần xác định rõ nguồn gốc sản phẩm cũng như chọn mua ở các cơ sở dược liệu uy tín.

Ngân Lâm

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *