Chân là cơ quan quan trọng, liên quan đến hầu hết hoạt động sống của con người. Tình trạng yếu cơ chân không những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, mang đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh.
Bạn đang đọc: Yếu cơ chân có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị
Yếu cơ chân là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi đứng và vận động của con người. Căn bệnh này không những gây ra bất tiện trong đời sống mà còn khiến người bệnh suy giảm về sức khỏe thể chất, suy sụp về sức khỏe tinh thần. Trong bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu về chứng yếu cơ chân.
Contents
Yếu cơ chân là gì?
Trên toàn bộ cơ thể con người có thể có đến hơn 600 cơ. Yếu cơ là tình trạng giảm sức mạnh chức năng cơ. Yếu cơ chân là tình trạng cơ chân bị mỏi, yếu dần và lâu ngày người bệnh sẽ mất dần khả năng vận động bằng chân. Khi bị yếu cơ, dù bạn có cố gắng hết sức cũng không thể co cơ hoặc tạo ra cử động bình thường từ chân. Yếu cơ chân còn được gọi là suy nhược hoặc giảm sức mạnh cơ chân.
Tình trạng yếu cơ chân có thể xảy ra với tất cả mọi người và có thể là yếu cơ ngắn hạn hay yếu cơ lâu dài. Yếu cơ chân ngắn hạn là trường hợp cơ bị kiệt quệ cho vận động với cường độ mạnh và liên tục nên cần được nghỉ ngơi để phục hồi. Yếu cơ kéo dài, không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề về sức khỏe nào đó.
Ở điều kiện sức khỏe bình thường, não chúng ta sẽ gửi tín hiệu quả tủy sống và thần kinh đến các cơ tạo ra các cơn co cơ. Nhưng nếu mối liên hệ giữa não, hệ thống thần kinh, cơ bắp bị ảnh hưởng hoặc bất cứ cơ quan nào bị tổn thương, cơ cũng không thể co bình thường được dẫn đến suy nhược cơ.
Biểu hiện và nguyên nhân yếu cơ chân
Biểu hiện của chứng yếu cơ chân
Yếu cơ chân có thể xảy ra ở mức độ nhẹ thoáng qua cũng có thể ở mức độ nặng. Người bị yếu cơ thường có các biểu hiện như:
- Cơ chân yếu, đi lại khó khăn, khó vận động theo ý muốn.
- Khó khăn khi đứng dậy và đi lại khi đang ở tư thế ngồi.
- Cảm giác chân không có lực để tham gia các bộ môn thể dục thể thao cần dùng sức mạnh của đôi. chân như đạp xe, đá bóng, chạy bộ,…
- Trường hợp bị yếu cơ nặng có thể bị liệt.
Nguyên nhân gây yếu cơ chân
Yếu cơ chân có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như:
- Theo tuổi tác và sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, khối lượng cơ chân giảm dần nên sức mạnh cơ cũng giảm theo. Càng lớn tuổi, sức mạnh cơ càng giảm khiến cơ chân bị yếu.
- Một số trường hợp bệnh nhân bị yếu cơ chân sau tai nạn, phẫu thuật, bệnh lý có ảnh hưởng đến cơ hoặc rối loạn thần kinh cơ.
- Yếu cơ cũng có thể là hậu quả của việc tập thể dục thể thao, vận động hay lao động nặng quá sức.
- Những người ít vận động trong thời gian dài cơ chân sẽ suy yếu dần. Việc các dây thần kinh cột sống bị chèn ép cũng có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ chân.
- Yếu cơ chân trong nhiều trường hợp là triệu chứng của bệnh nhược cơ. Bệnh nhược cơ thể có xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có đến hơn 50% bệnh nhân bị nhược cơ mắc bệnh u tuyến ức.
- Một trong số những nguyên nhân gây yếu cơ chân cũng là do cơ thể thiếu vitamin D. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc tăng cường số lượng và sức mạnh cơ bắp.
- Theo các bác sĩ, một số tình trạng nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng hô hấp,… cũng dẫn đến viêm cơ có phục hồi và gây yếu cơ chân tạm thời.
- Một số phụ nữ mang thai cũng gặp triệu chứng yếu cơ chân bởi chứng thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ.
- Hội chứng mệt mỏi kinh niên, bệnh cường giáp hoặc nhược giáp, rối loạn liên quan đến điện giải (hạ kali, hạ natri máu…), các bệnh lý về thần kinh (tai biến, bại liệt…) cũng có thể dẫn đến yếu cơ.
Tìm hiểu thêm: 4 cách sử dụng tinh dầu bưởi để kích thích mọc tóc
Bị yếu cơ chân nên đi khám bác sĩ khi nào?
Trong trường hợp yếu cơ đột ngột và mới xuất hiện, người bệnh nên đi khám bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng đột quỵ như: Tê yếu chân tay, liệt một bên mặt, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thăng bằng, đau đầu nặng, rối loạn thị giác một hoặc 2 mắt, buồn nôn, khó nói, đột nhiên lú lẫn,… Các triệu chứng đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất trong một vài phút. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ có thể sắp ập đến. Người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt.
Người bị yếu cơ và theo dõi trong một thời gian dài nhưng bệnh không thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ khi:
- Không nhận thấy các yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân gây yếu cơ.
- Tình trạng sụt cân nhanh chóng hoặc tăng cân nhanh không rõ nguyên nhân.
- Các hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng bởi chứng yếu cơ chân trong thời gian hơn 2 tuần.
- Áp dụng các biện pháp điều trị yếu cơ ở chân tại nhà trong 4 tuần nhưng không cải thiện hoặc mệt mỏi hơn.
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật các vấn đề xoay quanh bệnh gai sinh dục
Cách chữa trị yếu cơ chân
Phương pháp điều trị chứng yếu cơ chân phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh. Yếu cơ chân khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn và bệnh cũng rất dễ tái phát. Quan trọng nhất là bệnh cần được phát hiện và xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Các bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc, điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai. Yếu cơ do u tuyến ức thường phải thực hiện phẫu thuật cắt tuyến ức. Yếu cơ chân do bệnh lý nền cần chữa bằng cách điều trị tận gốc các bệnh lý nền.
Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân không được tự ý dừng thuốc hoặc uống tăng liều. Một số loại thuốc chuyên dùng cho bệnh nhân bị yếu cơ có thể có tác dụng phụ khá nghiêm trọng. Khi gặp tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc chữa yếu cơ, bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ để được đổi thuốc nếu có thể.
Với những người bị yếu cơ, chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng. Người bệnh cần ăn uống đủ chất, đặc biệt tăng cường ăn thực phẩm bổ sung kali để tăng cường sức mạnh cơ bắp. Việc tập luyện thường xuyên với cường độ và bài tập phù hợp với người bị yếu cơ ở chân cũng rất quan trọng. Bệnh nhân có thể xin tư vấn bác sĩ để tập vật lý trị liệu, nhằm cải thiện sức mạnh cơ chân.
Bệnh yếu cơ chân đôi khi chỉ là chứng suy giảm sức mạnh và chức năng cơ chân tạm thời nhưng có khi cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. Ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bệnh nhân cần thăm khám sớm. Điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Tìm hiểu chi tiết về bệnh nhược cơ mắt
Bệnh nhược cơ sống được bao lâu?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể