Những biểu hiện của hành vi bạo lực lời nói và tác hại của lời nói tiêu cực

Bạo lực lời nói gây ra những chấn thương sâu sắc cho sức khỏe tinh thần. Để bảo vệ bản thân, bạn nên chủ động nhận biết và học cách tránh né trước những lời nói có tính sát thương cao.

Bạn đang đọc: Những biểu hiện của hành vi bạo lực lời nói và tác hại của lời nói tiêu cực

Bạo hành lời nói tuy không để lại vết thương thể xác, nhưng khiến nạn nhân trở nên tự ti, không tin vào giá trị của bản thân hay thậm chí nặng nề hơn là mắc bệnh trầm cảm. Cùng Kenshin tìm hiểu về các biểu hiện của hành vi bạo lực lời nói qua bài viết dưới đây.

Bạo lực lời nói là gì?

Thường thì chúng ta thường nghe nói đến bạo hành về mặt thể chất, sự công kích của cá nhân hay đội nhóm vào một cá nhân khác hoặc tổ chức nào đó trên mạng xã hội, chứ ít khi nghe nói đề về thuật ngữ “bạo lực lời nói”. Không dễ để chúng ta nhận ra đang có sự công kích bằng ngôn từ, lời nói hay những lời miệt thị khiếm nhã, chính nạn nhân đôi khi cũng không nhận ra mình đang bị đối xử ngược đãi.

Bạo lực lời nói được định nghĩa là khi một người nói ra những lời nói tiêu cực, làm kích động và gây chấn thương tâm lý cho người khác. Những câu nói này có tính châm biếm, miệt thị có sức sát thương cao, làm nạn nhân cảm thấy mình vô giá trị, bất tài hoặc kém thông minh.

Bạo lực lời nói 01

Bạc lực lời nói là hành vi tấn công người khác bằng ngôn ngữ tiêu cực

Cách nhận biết các hành vi bạo lực bằng lời nói

Để nhận biết xem mình có đang bị bạo lực bằng lời nói hay không, bạn cần nắm rõ được một số hành vi điển hình của người bạo hành, bao gồm:

  • Đặt biệt danh xấu cho chính bạn: Nếu biệt danh này khiến bạn cảm thấy tự ti về bản thân, thì đó được xem là một hành vi bạo lực lời nói. Mặc dù có thể mọi người xung quanh bảo rằng biệt danh này nghe có vẻ “dễ thương” hoặc “nhí nhố”.
  • Luôn cố làm bạn ngượng ngùng: Người này có thể mỉa mai, châm chọc bạn về vóc dáng, cách ăn mặc, cử chỉ của bạn,… Tất cả đều cố làm cho bạn cảm thấy xấu hổ, bản thân thấp kém. Hành vi này có thể xảy ra khi chỉ có hai người hoặc công khai với mọi người.
  • Thường xuyên chọc ghẹo bạn: Có thể họ xem việc lấy bạn ra làm tâm điểm trêu ghẹo chỉ với mục đích đùa giỡn vui vẻ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không vui vẻ hoặc khó chịu thì đây chính là một biểu hiện của hành vi bạo lực lời nói.
  • Luôn tìm cơ hội chỉ trích bạn: Người này cố gắng đưa ra những lời phê bình góp ý mang tính công kích, không có tinh thần xây dựng nhằm mục đích khiến bạn cảm thấy tổn thương trong tâm hồn. Điều này cũng là một biểu hiện bạo hành thông qua lời nói.
  • Lớn tiếng với bạn: Việc dùng âm lượng giao tiếp không đúng mực, la hét hay thậm chí là dùng những từ ngữ thô tục, bất lịch sự được xếp vào hành vi bạo lực lời nói.
  • Tìm cách đe dọa bạn: Sự đe dọa dù chỉ là bằng lời nói cũng là một chuyện hết sức nguy hiểm. Những lời đe dọa này thật sự nghiêm trọng, làm bạn sinh ra cảm giác lo sợ, dễ bị thao túng tâm lý và bị kiểm soát bởi họ.

Tác hại của lời nói tiêu cực

Bạo lực lời nói có thể gây ra những tổn thương tâm lý nặng nề, có hậu quả kéo dài đối với nạn nhân. Người thường xuyên bị bạo lực bằng lời nói dễ gặp các vấn đề tâm lý như cảm giác lo âu, sợ hãi, bệnh trầm cảm hay thậm chí là hội chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (có tên tiếng anh là Post-Traumatic Stress Disorder – PTSD).

Đặc biệt hơn nữa, một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy trẻ em thuở nhỏ bị bạo hành bằng lời nói ở nhà hoặc trên trường học, có tỷ lệ cao sẽ mắc chứng rối loạn lo âu, sợ hãi hay trầm cảm khi trưởng thành.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu uống Sensa Cools được không?

Bạo lực lời nói 02
Trẻ em bị bạo hành lời nói có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau này

Công kích, tấn công người khác bằng những lời nói tiêu cực có thể làm cho nạn nhân nghĩ nhiều điều không tốt về bản thân. Nạn nhân có thể cho rằng mình hoàn toàn vô dụng, bất tài trong tất cả mọi chuyện. Thêm nữa, tâm lý tự ti này ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của nạn nhân như trong học tập, công việc và các mối quan hệ.

Vượt qua ảnh hưởng tiêu cực khi bị bạo hành lời nói

Cách đầu tiên để vượt qua được ảnh hưởng của sự bạo lực lời nói chính là nhận ra mình đang bị tấn công. Bạn cần tìm cách tránh sự ảnh hưởng của lời nói có tính sát thương cao này.

Thể hiện thái độ của bạn

Bạn cần tỏ rõ thái độ, cảm xúc không vui vẻ khi nghe những lời trêu đùa ác ý, những chỉ trích không mang tinh thần xây dựng, góp ý mà đang tấn công thẳng vào bạn. Việc bình tĩnh bày tỏ rằng bạn không cảm thấy vui vẻ, khiến người khác hiểu rằng bạn không thể chấp nhận bị bạo hành và sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Như đã đề cập, bạo lực lời nói có thể để lại những ảnh hưởng về lâu dài, do đó bạn có thể cần tìm đến bác sĩ chữa trị tâm lý. Các bé bị bạo hành bằng lời nói ở trường có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, ba mẹ để thay đổi môi trường học tập và phát triển lành mạnh hơn. Việc thoát ra khỏi vùng đất của sự tiêu cực là bước đầu chạm đến những niềm vui tích cực.

Tránh những người tiêu cực

Một cách đơn giản để bảo vệ bản thân, chính là tránh xa ra khỏi những đối tượng luôn tìm cách trêu ghẹo hoặc chỉ trích thẳng vào bạn. Bạn hãy tạo khoảng cách với những điều tiêu cực, tìm cách ở gần những người sống vui vẻ, tích cực. Điều này giúp bạn chữa lành tâm hồn và tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.

Bạo lực lời nói 03

>>>>>Xem thêm: Cách cai sữa cho bé mà mẹ không đau an toàn

Tránh xa những người đem đến cảm xúc tiêu cực giúp bạn có một cuộc sống ý nghĩa

Vậy là bài viết đã cung cấp thông tin về chủ đề bạo lực lời nói là gì và các biểu hiện của nó. Bạo lực lời nói tuy không để lại dấu vết trên cơ thể, nhưng gây ra những tổn thương tâm lý tiềm ẩn rất nguy hiểm. Để có được sức khỏe tinh thần tốt, bạn nên học cách nhận biết và tránh xa những điều tiêu cực, đồng thời ở gần với những điều tích cực trong cuộc sống.

Các bài viết liên quan

  1. Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải

  2. Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?

  3. Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?

  4. Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày

  5. Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?

  6. Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues

  7. Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị

  8. Cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bảo vệ sức khỏe bản thân

  9. Chi phí khám tâm lý bao nhiêu tiền? Khi nào cần khám tâm lý?

  10. Sexual harassment là gì? Phải làm gì khi bị quấy rối tình dục (Sexual harassment)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *