Lưu trữ máu cuống rốn không còn là thuật ngữ quá xa lạ. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và đầy đủ lưu trữ máu cuống rốn có tác dụng gì. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về phương pháp này.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Lưu trữ máu cuống rốn có tác dụng gì?
Hiện nay, việc thu thập và lưu trữ máu cuống rốn được nhiều người quan tâm. Theo các nhà khoa học, đây là phương pháp mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là có tác dụng cực kỳ lớn trong việc điều trị các bệnh lý hiểm nghèo cho em bé và người thân. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết lưu trữ máu cuống rốn có tác dụng gì để hiểu rõ hơn tại sao chúng ta không nên bỏ qua tiến bộ này của y học bạn nhé!
Contents
Máu cuống rốn là gì?
Máu cuống rốn là lượng máu còn lưu lại trong dây rốn và nhau thai, được lấy ngay sau khi trẻ chào đời. Khi bé còn ở trong bụng mẹ, máu cuống rốn chảy trong tuần hoàn thai nhi đảm nhiệm chức năng cung cấp chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển. Khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng máu cuống rốn chứa các tế bào máu như hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và đặc biệt là tế bào gốc tạo máu. Khác với các tế bào gốc được tạo ra từ tủy xương hay ngoại vi, tế bào gốc máu dây rốn là những tế bào gốc nguyên thủy, chưa bị hư hại do bệnh tật hay đột biến.
Theo các chuyên gia, tế bào gốc tạo máu là các tế bào có khả năng biệt hóa và phát triển thành nhiều loại tế bào máu có chức năng khác nhau trong cơ thể. Vì vậy, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế các dòng tế bào máu bệnh lý trong quá trình ghép để điều trị bệnh. Nhờ việc phát hiện trong máu dây rốn có nhiều tế bào gốc tạo máu và tính ưu việt của nguồn tế bào gốc này, y học đã sử dụng máu dây rốn để ghép và điều trị thành công cho nhiều trường hợp bệnh lý về hệ tạo máu.
Lưu trữ máu cuống rốn có tác dụng gì?
Vậy lưu trữ máu cuống rốn có tác dụng gì? Các nhà khoa học khẳng định mục đích sử dụng tế bào gốc dây rốn là nhằm điều trị các bệnh lý nguy hiểm như bệnh máu ác tính, bệnh tự miễn hay bệnh di truyền. Đặc biệt, đối với người bệnh khi thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn của chính mình thì sẽ không cần sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch nhằm duy trì tế bào được cấy ghép.
Tế bào gốc được thu thập từ máu cuống rốn được đánh giá là tế bào nguyên thủy. Chính vì thế, nó có ưu điểm là khả năng tăng sinh cao, tỷ lệ nhiễm virus qua đường máu thấp. Hơn nữa, so với tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc từ máu cuống rốn chỉ có 1 /2 nguy cơ là bị đào thải khỏi cơ thể.
Vậy lưu trữ tế bào máu cuống rốn để phục vụ quá trình cấy ghép tế bào gốc có thể giúp chữa khỏi những bệnh gì? Thực tế cho thấy nó mang đến hiệu quả trong việc điều trị một số căn bệnh như bạch cầu, đa u tủy, suy tủy xương, rối loạn hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch, rối loạn chuyển hóa… Ngoài ra, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn nhằm điều trị một số bệnh liên quan đến thiếu máu cục bộ.
Tại sao nên lưu trữ máu cuống rốn cho con?
Với băn khoăn “có nên lưu trữ máu cuống rốn không” thì câu trả lời là có bạn nhé! Một số lý do được các bác sĩ đưa ra như sau:
Tạo cơ hội điều trị bệnh lý nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình
Đây được xem như “bảo hiểm trọn đời”, mở ra cơ hội chữa khỏi nhiều bệnh nguy hiểm trong tương lai. Tế bào gốc từ máu cuống rốn không chỉ điều trị bệnh cho bản thân bé mà còn rất hữu ích trong trường hợp người thân cùng huyết thống của bé mắc bệnh. Do đó, khi lịch sử sức khỏe gia đình có người từng mắc bệnh lý ác tính, bố mẹ nên cân nhắc đến việc lưu trữ tế bào máu cuống rốn của bé. Trên thực tế, phát minh lớn của y học này đã giúp nhiều gia đình được hồi sinh sự sống.
Tìm hiểu thêm: Hiện tượng mắt nhìn thấy đốm đen: Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị
Có thể hiến tặng cho người cần thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu
Như thông tin đã nêu ở trên, phương pháp cấy ghép tế bào gốc từ máu dây rốn có thể giúp cứu sống được người bệnh. Tuy nhiên, hai yếu tố quan trọng nhất là thời điểm thu thập và tài chính để lưu trữ. Vì thế các bác sĩ luôn khuyên bố mẹ nếu có cơ hội và gia đình đảm bảo chi phí lưu trữ máu cuống rốn thì nên thực hiện phương pháp này khi bé vừa được sinh ra. Bởi trường hợp gia đình không cần dùng đến thì có thể hiến tặng, giúp người mắc bệnh lý hiểm nghèo có cơ hội được chữa trị tích cực. Điều này cũng có ý nghĩa nhân văn như hiến tặng nội tạng, mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.
Quá trình lấy máu cuống rốn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé
Thời điểm thu thập máu cuống rốn tốt nhất được xác định là giai đoạn sau khi đẻ thai và trước khi sổ rau, trẻ đã ra ngoài nhưng bánh rau vẫn còn nằm trong tử cung người mẹ.
Khoa học khẳng định quá trình thu thập và lưu trữ tế bào máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh đảm bảo độ an toàn cao, không ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của mẹ cũng như sức khỏe của bé. Hơn nữa, toàn bộ quá trình thu thập và lưu trữ máu cuống rốn diễn ra khá nhanh chóng, không xảy ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.
Cụ thể quá trình này được thực hiện như sau: Kỹ thuật viên sẽ dùng kim chọc vào tĩnh mạch của dây rốn để dẫn máu đi vào một túi được trang bị sẵn chất chống đông. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ cố gắng lấy toàn bộ số máu còn lại trong dây rốn. Nếu cần thiết và đảm bảo các yếu tố thuận lợi thì có thể lấy thêm máu từ bánh rau sau khi bánh rau được lấy ra ngoài.
>>>>>Xem thêm: Trẻ ăn nhiều cà rốt có tốt không? Những lợi ích và lưu ý khi cho trẻ ăn cà rốt
Như vậy, với các thông tin trên đây, Kenshin đã giúp bạn tìm hiểu cụ thể việc lưu trữ máu cuống rốn có tác dụng gì. Với sự phát triển vượt bậc của y học hiện nay, lưu trữ tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc máu dây rốn và ứng dụng nó được xem là mang lại tín hiệu khả quan trong việc điều trị các căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ và không nên bỏ qua những ứng dụng tuyệt vời của việc lưu trữ máu dây rốn này dành cho con cái nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể