Hiện tượng bóc tách túi thai ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Nhiều thai phụ thường cảm thấy hoang mang và lo lắng với hiện tượng bóc tách túi thai 5%, 10%, 15%,… Vậy tình trạng này là gì, có ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào? Hãy cùng Kenshin khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Hiện tượng bóc tách túi thai ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Nhiều mẹ bầu thường rơi vào trạng thái lo lắng khi nhận được kết quả siêu âm bóc tách túi thai, bởi đây là dấu hiệu cảnh báo việc sảy thai. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Kenshin khám phá đầy đủ thông tin về hiện tượng này nhé!

Bóc tách túi thai là gì?

Bóc tách túi thai là một tình trạng mà máu xuất hiện bao quanh túi thai. Đây là một biến chứng thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thường được phát hiện thông qua siêu âm. Đây còn được gọi là dấu hiệu sảy thai, có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Trong quá trình bóc tách túi thai, bánh nhau thai tách ra khỏi niêm mạc tử cung thay vì gắn kết chặt như những túi thai phát triển bình thường. Bánh nhau có vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và dưỡng chất từ mẹ bầu cho thai nhi, đồng thời vận chuyển chất thải từ thai nhi trở lại mẹ. Khi túi thai bị bóc tách, quá trình tuần hoàn giữa mẹ và thai nhi bị cản trở, gây thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến sự phát triển không đủ cho thai nhi.

Hiện tượng bóc tách túi thai ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào? 1

Vùng bóc tách ở túi thai càng lớn càng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

Vùng khu vực bị bóc tách có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Tỷ lệ bóc tách càng lớn, nguy cơ đối với thai nhi càng cao. Hiện tượng này được giải thích bởi việc thai nhi phát triển không đồng đều và không thể phát triển tiếp trong tử cung. Khi tỷ lệ bóc tách vượt quá 50%, khả năng giữ lại thai nhi trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân gây bóc tách túi thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây gây bóc tách túi thai, tuy nhiên phần lớn nguyên nhân đều chủ yếu đến từ người mẹ, cụ thể như:

  • Hoạt động vận động nhiều hoặc di chuyển nhiều.
  • Mắc các bệnh như u xơ tử cung, dính buồng tử cung, u nang buồng trứng, sẹo ở tử cung, lạc nội mạc tử cung, từng trải qua các tình trạng nhau bong non, hoặc đã từng bị tách túi thai trước đó.
  • Bị dị dạng tử cung như tử cung hai sừng hoặc tử cung có vách ngăn.
  • Có tiền sử rối loạn đông máu hoặc cao huyết áp.
  • Sử dụng thuốc lá, rượu bia, cà phê hoặc các chất kích thích mạnh.
  • Nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc chứa chất độc như chì, thủy ngân.
  • Bị bất thường về nước ối, suy hoàng thể, hoặc mắc các bệnh lý về tuyến giáp, tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hiện tượng bóc tách túi thai ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào? 2
Mẹ bầu có tiền sử rối loạn đông máu rất dễ xuất hiện tình trạng bóc tách ở túi thai

Hiện tượng bóc tách túi thai ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Nguy hiểm tới mẹ

Nếu mẹ bầu không chú ý dưỡng thai đúng cách, khả năng sảy thai do bóc tách túi thai sẽ tăng lên. Trong trường hợp sau khi được khám bác sĩ và xác định rằng không thể giữ thai lại, gia đình và mẹ bầu cần xem xét cẩn thận. Bởi vì nếu khả năng sống của thai nhi thấp, việc này có thể dẫn đến tình trạng chết lưu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ. Đồng thời bóc tách túi thai có thể gây tác động lớn đến cả sức khỏe và tâm lý của người mẹ, gây khó khăn trong việc mang thai lần sau và gây ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ.

Nguy hiểm tới thai nhi

Mức độ tác động đến thai nhi sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ bóc tách của túi thai. Khi túi thai bị tách khỏi niêm mạc tử cung, các mạch máu ở phần sau của túi thai bị tổn thương, gây ra hiện tượng xuất huyết. Lượng máu chảy vào phía sau càng nhiều thì diện tích bóc tách càng mở rộng ra.

Cách xử trí bóc tách túi thai

Nếu tỷ lệ bóc tách của túi thai thấp và được điều trị kịp thời, khả năng duy trì thai sẽ tăng lên. Trong quá trình điều trị, mẹ bầu cần thực hiện nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, không vận động quá mạnh và tuân thủ đúng liều thuốc tiền sản theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trường hợp sau khi lấy túi thai ra, trong vài ngày sau đó, thai nhi có thể gặp tình trạng chết lưu. Vì vậy, mẹ bầu nên yêu cầu bác sĩ thực hiện khám cẩn thận và đánh giá khả năng thai nhi có tiếp tục phát triển trong tử cung hay không, cũng như có nguy cơ thai chết lưu hay không.

Sau quá trình điều trị, người mẹ cần tạo điều kiện nghỉ ngơi nhiều cho cơ thể, hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi và uống thuốc không đảm bảo 100% rằng tình trạng bóc tách túi thai sẽ không tiếp tục phát triển. Do đó, bạn cần tuân thủ lịch hẹn thăm khám của bác sĩ để được xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Những điều cần lưu ý khi bóc tách túi thai

Sau khi được chẩn đoán xảy ra hiện tượng bóc tách túi thai trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Tuổi thai và mức độ bóc tách: Trong trường hợp thai còn dưới 20 tuần và độ bóc tách không quá cao, mẹ có thể theo dõi và thực hiện điều trị tại nhà.
  • Ra huyết nặng: Nếu mẹ bầu xuất hiện tình trạng ra huyết nặng, nên nhập viện để có sự theo dõi, điều trị và hướng xử lý kịp thời từ các chuyên gia y tế.
  • Sử dụng thuốc đúng chỉ định: Thông thường, sau khi được chẩn đoán bị bóc tách túi thai, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc an thai và dưỡng thai. Mẹ bầu cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Trong trường hợp gặp vấn đề như bóc tách túi thai, mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động mạnh để giảm áp lực cho cơ thể.
  • Tình trạng tâm lý thoải mái: Duy trì tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng và lo âu.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Để đảm bảo sự ổn định của túi thai, mẹ bầu cần hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này.
  • Chế độ ăn uống: Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, uống đủ nước và kiêng những thực phẩm khó tiêu hóa.
  • Tái khám đúng lịch hẹn: Mặc dù việc nghỉ ngơi và dùng thuốc có thể tốt cho cơ thể nhưng không đảm bảo đối với sức khỏe thai nhi 100%. Vì vậy, bạn cần thực hiện tái khám định kỳ để được thăm khám chính xác.

Hiện tượng bóc tách túi thai ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào? 3

>>>>>Xem thêm: Acesulfame Potassium là chất gì? Có hại cho sức khỏe không?

Mẹ bầu cần phải thăm khám sức khỏe thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của thai nhi

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Kenshin về hiện tượng bóc tách túi thai ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như thế nào. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về tình trạng này, đồng thời có hướng xử trí kịp thời và hiệu quả đối với bản thân. Đừng quên thường xuyên theo dõi Kenshin để biết thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích nhé!

Xem thêm: Xuất huyết quanh túi thai là gì? Có nguy hiểm đối với mẹ bầu không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *