Xét nghiệm nước tiểu là một bước quan trọng trong quy trình khám sức khỏe tổng quát hoặc chẩn đoán các bệnh lý về đường tiết niệu, hệ bài tiết. Để giải đáp thắc mắc nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không, Kenshin mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không? Khi nào cần xét nghiệm nước tiểu?
Nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của quý bạn đọc. Thực tế, việc bảo quản nước tiểu và thời gian xét nghiệm nước tiểu có ảnh hưởng lớn đối với độ chính xác, khách quan của kết quả. Để biết câu trả lời chính xác cho vấn đề này bạn hãy tham khảo ngay thông tin sau.
Contents
Khi nào cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu?
Trước khi giải đáp câu hỏi nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không, Kenshin sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thêm về các trường hợp cần xét nghiệm nước tiểu. Việc xét nghiệm nước tiểu là cách để kiểm tra các chất hòa tan trong nước tiểu, thông qua kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh lý, bên cạnh đó cũng theo dõi thêm tình trạng sức khỏe của người bệnh, đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị đã được áp dụng từ trước.
Hiện nay việc xét nghiệm nước tiểu bao gồm nhiều phương pháp với mục đích và trường hợp cụ thể khác nhau, cụ thể là:
- Xét nghiệm nước tiểu bằng que thử.
- Quan sát nước tiểu, nếu thấy đục và đậm màu hơn thông thường, nước tiểu có lẫn máu, đi tiểu có sủi bọt,… có thể được chẩn đoán do bệnh lý và người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm khác. Ngoài ra tình trạng này đôi khi cũng do thực phẩm, đồ uống mà người bệnh đã tiêu thụ.
- Phân tích mẫu nước tiểu bằng kính hiển vi để thấy được mảnh tế bào, vi khuẩn,… có trong nước tiểu, qua đó chẩn đoán tình trạng sức khỏe và bệnh lý nhanh chóng, hiệu quả.
Phương pháp xét nghiệm nước tiểu thường sẽ được áp dụng trong những trường hợp nhất định như:
- Kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát.
- Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh cũng cần được xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá hiệu quả chữa trị, xác định bệnh đã được kiểm soát tốt hay chưa, tiến triển của bệnh,… Thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu bác sĩ sẽ cân nhắc về việc tiếp tục duy trì phác đồ điều trị cũ hay điều chỉnh, xây dựng phác đồ mới. Một số bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh về thận,… cũng nằm trong nhóm đối tượng được chỉ định xét nghiệm nước tiểu.
- Người bệnh có triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu như đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, đau nhức lưng, nước tiểu có lẫn máu, nước tiểu có bọt, nước tiểu màu đỏ hoặc hồng,… cũng nên thực hiện xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
- Trường hợp người bệnh sắp phẫu thuật cũng cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu để có cơ sở chẩn đoán sức khỏe chính xác hơn.
- Phụ nữ mang thai cũng nằm trong đối tượng cần xét nghiệm nước tiểu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy vấn đề như viêm đường tiết niệu, đánh giá nguy cơ bị tiền sản giật,… Qua đó bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên, hướng dẫn và phương pháp nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
- Xét nghiệm nước tiểu cũng dùng trong việc sàng lọc đối tượng sử dụng chất gây nghiện.
Giải đáp: Nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không?
Khi bàn về việc xét nghiệm nước tiểu, không ít bạn đọc thắc mắc về việc nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không. Theo các bác sĩ, để xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất cần lấy mẫu nước tiểu và bảo quản đúng cách. Chia sẻ thêm về việc nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không, các chuyên gia cho biết người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản mẫu từ bác sĩ bởi việc để lâu có thể làm ảnh hưởng đến thành phần trong nước tiểu, từ đó dẫn đến sai lệch kết quả.
Nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không? Dưới đây là quy trình lấy mẫu nước tiểu và bảo quản đúng cách trong y khoa bạn nên tham khảo.
Quy trình thu thập nước tiểu 1 lần và bảo quản:
- Đầu tiên bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và vùng xung quanh để tránh nhiễm khuẩn vào mẫu nước tiểu. Phần nước tiểu đầu bãi và cuối bãi sẽ được chứa trong ống riêng, phần nước tiểu giữa để riêng trong ống khác. Việc lấy mẫu nước tiểu 1 lần sẽ cần khoảng 20ml nước tiểu để tiến hành xét nghiệm.
- Sau khi lấy mẫu nước tiểu xong bệnh nhân cần nhanh chóng đưa có điều dưỡng hoặc bác sĩ để mẫu được chuyển đến phòng xét nghiệm và bắt đầu quá trình phân tích.
Tìm hiểu thêm: Dùng rễ cây xấu hổ ngâm rượu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ
Quy trình thu thập nước tiểu 24 giờ và bảo quản:
- Nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không? Nước tiểu để xét nghiệm cần được bảo quản trong môi trường mát hoặc sử dụng hóa chất bảo quản như dung dịch acid clohydric 1% hoặc một số loại dung dịch chuyên dụng khác. Những loại dung dịch bảo quản này sẽ được tráng đều bên trong bình chứa nước tiểu.
- Nên lấy nước tiểu từ buổi sáng trước khi đi khám.
- Trước khi lấy mẫu nước tiểu bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục ngoài, không lấy lần tiểu đầu tiên.
- Nếu đi đại tiện bệnh nhân cũng cần lấy luôn cả phần nước tiểu này.
- Sau 24 giờ kể từ khi lấy nước tiểu lần đầu tiên cần ghi rõ thể tích nước tiểu và lắc đều, gửi mẫu đến phòng thí nghiệm và bắt đầu phân tích.
- Lưu ý rằng khi lấy mẫu nước tiểu 24 giờ người bệnh nên giữ thói quen uống nước như mọi ngày bình thường.
Nhìn chung, câu trả lời cho thắc mắc nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không là không, nước tiểu đối với mẫu nước tiểu 24 giờ cũng cần bảo quản mát hoặc sử dụng chất hóa học hỗ trợ việc bảo quản. Nếu bạn thực hiện lấy nước tiểu 1 lần thì nên tiến hành xét nghiệm ngay sau khi lấy mẫu là tốt nhất.
Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm nước tiểu
Khi được chỉ định lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Thực hiện đúng quy trình lấy mẫu nước tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Lấy đủ lượng nước tiểu cần để thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu, không lấy dư hoặc thiếu.
- Luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành lấy mẫu, không nên dùng dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín vì có thể làm sai lệch độ pH của nước tiểu.
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh hoặc thực phẩm chức năng đều cần thông báo với bác sĩ.
- Không nên uống trà, cà phê, rượu, bia,… trước khi lấy mẫu nước tiểu 1 lần và trong suốt quá trình lấy mẫu nước tiểu 24 giờ.
- Phụ nữ đang hành kinh nên thông báo với bác sĩ khi được chỉ định xét nghiệm nước tiểu vì máu kinh có thể lẫn vào nước tiểu và làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
>>>>>Xem thêm: THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH TẾT BÌNH AN – TRÚNG 88 CHỈ VÀNG 9999
Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Kenshin đã giúp bạn giải đáp câu hỏi nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không. Trước khi lấy mẫu 6 – 8 tiếng người bệnh nên uống nước bình thường, tránh nước và thực phẩm có màu đậm vì có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể