Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi? Tình trạng này kéo dài có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ hay không?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Nhiều cha mẹ rất lo lắng và hoang mang khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Đây hoàn toàn là một bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, không chỉ riêng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài và không được xử lý sớm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác đối với trẻ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là gì? Cách xử lý khi gặp phải như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua thông tin sau.

Tại sao trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi xảy ra khi khoang mũi bị tắc nghẽn bởi sự đóng bám dày đặc của chất nhầy, khiến cản trở sự lưu thông của không khí. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bé chưa biết tự thở bằng miệng. Vì thế, khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ khó chịu trong người, lười ăn uống, cáu gắt, ngủ không ngon giấc,… ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi ở trẻ nhỏ:

Trẻ bị dị ứng với thời tiết

Khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến cho mũi của bé nhạy cảm hơn bình thường. Trẻ sẽ dễ bị hắt hơi, đi cùng theo đó là triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên, khi cơ thể thích ứng được với sự thay đổi thời tiết, tình trạng này sẽ biến mất. Vì thế, bé sẽ không bị chảy nước mũi. Một điều cha mẹ nên lưu ý là khi tình trạng hắt hơi kéo dài không dứt, có thể niêm mạc mũi của bé đã bị tổn thương. Lúc này, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi 1 Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có thể do bị dị ứng thời tiết.

Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp

Một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi nữa đó chính là bé đang bị bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang,… Những bệnh lý này có trường hợp nghẹt mũi có nước mũi chảy ra, nhưng cũng có trường hợp không có nước mũi. Nếu trẻ mắc bệnh về đường hô hấp, bé nên được điều trị sớm để tránh bệnh chuyển sang mãn tính sẽ khó lòng chữa dứt điểm. Thậm chí bệnh tình khi chuyển nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng nghẹt mũi sơ sinh

Nhiều trẻ sơ sinh khi lọt lòng không được lấy hết toàn bộ chất nhầy trong mũi cũng sẽ dẫn đến việc bé bị nghẹt mũi, nhưng không có nước mũi chảy ra. Đối với trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ nhỏ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ lấy sạch chất nhầy của nước ối còn sót loại bên trong khoang mũi. Nếu để tình trạng kéo dài lâu thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

Tìm hiểu thêm: Đặt stent đường mật là gì? Quy trình đặt stent đường mật

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi 2 Nhiều bé khi sinh ra không được lấy hết chất nhầy trong khoang mũi cũng sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.

Trẻ có dị vật trong khoang mũi

Một trường hợp đặc biệt khác khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là có thể trong khoang mũi của bé có dị vật mắc kẹt. Dị vật sẽ làm tắc nghẽn đường thở của trẻ, làm cho bé bị nghẹt mũi, thở khò khè hoặc khó thở. Khi kiểm tra có dị vật, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để y-bác sĩ dùng dụng cụ y tế gắp ra. Tuyệt đối không tự ý lấy ra tại nhà sẽ có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, cha mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng này để giảm sự khó chịu cho bé? Phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà sau đây:

Vệ sinh sạch sẽ khoang mũi của bé

Rửa sạch mũi của trẻ sơ sinh bằng nước muối sẽ loại bỏ chất nhầy, diệt trừ vi khuẩn trong khoang mũi, giúp bé dễ thở hơn. Khi thực hiện vệ sinh khoang mũi, phụ huynh nên nhẹ tay để tránh làm tổn thương mũi của bé.

Bạn có thể sử dụng nước muối dạng xịt như Sterimar, Xisat,… để vệ sinh mũi cho trẻ. Các sản phẩm này có thành phần nước biển sâu có tác dụng sát khuẩn tốt, đầu phun sương mỏng, không gây khó chịu hoặc khiến bé sợ hãi khi dùng.

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi 3

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây tê yếu tay chân ở người trẻ

Vệ sinh khoang mũi của bé bằng nước muối sinh lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.

Tắm nước ấm có pha thêm tinh dầu

Khi tắm cho trẻ, cha mẹ có thể pha thêm vài giọt tinh dầu tỏi, tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp Mệ Đoan,… vào nước tắm của bé. Hơi ấm từ nước mang theo tinh dầu sẽ đi vào khoang mũi của trẻ, giúp mũi bé thông thoáng và dễ thở hơn.

Đi khám bác sĩ

Phương pháp điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi tốt nhất là nên đưa bé đi khám bác sĩ. Các chuyên gia y tế sẽ chuẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này và có cách điều trị phù hợp với bé. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt với bé, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Trong bài là những thông tin giúp bạn hiểu được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi và các phương pháp xử lý tình trạng này. Mong rằng qua các nội dung trên, các bậc phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc con trẻ.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *