Việc phẫu thuật không chỉ gây nên những nỗi lo về tình trạng sức khỏe mà còn dẫn đến những nỗi muộn phiền về vết thương gây sẹo trên da. Cùng đi tìm giải pháp ngăn ngừa sẹo sau phẫu thuật trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Những cách giúp ngăn ngừa thâm, sẹo sau phẫu thuật
Sau khi trải qua những đau đớn do vết thương sau phẫu thuật gây ra thì người bệnh còn phải đối diện với nguy cơ sẹo lồi đến sẹo lõm. Nếu chẳng may gặp sẹo xấu sẽ khiến bạn kém tự tin rất nhiều. Vì vậy, việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật để ngăn ngừa sẹo xấu là rất quan trọng.
Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật góp phần ngăn ngừa hình thành sẹo xấu.
Contents
Nhân tố nào làm tăng nguy cơ hình thành sẹo?
Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến việc hình thành sẹo, trong đó có cả những yếu tố bạn không kiểm soát và thay đổi được. Nhưng chúng phần nào giúp bạn biết được liệu vết sẹo của mình có trở nên tệ đi hay không sau phẫu thuật. Chúng bao gồm:
Tuổi tác: Càng lớn tuổi, da càng mỏng đi và ít co giãn. Đó là do collagen (thành phần giúp da co giãn) thay đổi và các lớp mỡ bên dưới da trở nên mỏng hơn. Vì thế da kém độ đàn hồi. Cộng thêm sự ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, khói thuốc, tiếp xúc với môi trường và những vấn đề khác về lối sống khiến da bạn vết thương lâu lành hơn như khi còn trẻ.
Gen có xu hướng gây sẹo: Nếu những người thân ruột thịt của bạn có xu hướng để lại sẹo sau tổn thương thì rất có thể da bạn cũng sẽ như vậy. Bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ khi thừa hưởng gen dễ để lại sẹo từ gia đình.
Kích cỡ và độ sâu của vết mổ: Vết mổ càng lớn, càng sâu, càng dài sẽ lâu phục hồi hơn và nguy cơ để lại sẹo cao hơn. Ngoài ra, vết mổ lớn còn có thể gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển, điều này làm chậm quá trình hồi phục.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vết thương và sự hình thành sẹo
Việc ngăn ngừa sẹo chính là cải thiện và hạn chế các yếu tố có thể tác động đến quá trình hình thành sẹo, trong đó bao gồm:
Hút thuốc: Hút thuốc làm chậm quá trình phục hồi và tăng nguy cơ để lại sẹo. Các bác sĩ phẫu thuật thậm chí có thể không tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân nếu người đó không cai thuốc hoàn toàn trong ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Uống rượu, bia: Rượu bia khiến da và cơ thể mất nước, làm cho tình trạng sức khỏe suy giảm. Vì vậy, khi vết mổ đang hồi phục, hãy tránh sử dụng rượu bia.
Chất dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống giàu protein sẽ giúp các mảng da lành lặn. Để làm lành vết mổ sau phẫu thuật thì hãy chú trọng bổ sung nhiều thực phẩm chứa protein vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Mất nước: Nước có vai trò quan trọng trong việc vận hành bộ máy trong cơ thể. Nếu bị mất nước có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải, các vấn đề tim mạch và khiến cho vết thương khó lành hơn.
Cân nặng: Thừa cân hay béo phì là yếu tố nguy cơ hình thành sẹo. Nguyên nhân là do chất béo dưới da có thể chống lại những nỗ lực khâu liền vết mổ của bác sĩ.
Bệnh mạn tính: Tiểu đường cùng các chứng bệnh mạn tính khác có thể làm chậm quá trình hồi phục. Vì vậy, bạn nên kiểm soát chặt chẽ các chứng bệnh của mình trước khi phẫu thuật cũng như trong quá trình hồi phục. Ví dụ, nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên giữ cho lượng đường huyết của mình ở mức bình thường, nếu nó ở mức quá cao thì sẽ làm chậm quá trình hồi phục.
Tuổi tác, dinh dưỡng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành sẹo.
Những cách làm mờ và ngăn ngừa sẹo sau phẫu thuật
Vệ sinh vết thương
Vệ sinh vết thương cẩn thận là điều thiết yếu giúp vết thương không bị nhiễm trùng, nhanh lành và hạn chế để lại sẹo sau này.
Khi vệ sinh, bạn cần đảm bảo giữ bàn tay sạch, sử dụng thuốc sát trùng chuyên dụng. Điều cần lưu ý là bạn không nên sử dụng các chất chứa cồn như rượu, bia để rửa vết thương.
Sau khi vệ sinh xong, bạn cần nhẹ nhàng băng bó vết thương bằng gạc hoặc băng cá nhân. Tránh sử dụng bông gòn vì những sợi bông nhỏ có thể trở thành dị vật gây cản trở cho việc hồi phục.
Băng vết thương
Việc băng bó vết thương không chỉ giúp bảo vệ vết thương luôn sạch sẽ mà còn hạn chế vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, ánh sáng mặt trời vì chúng khiến vết thương khó lành và khi lên da non, vùng da đó rất dễ bị sạm.
Khi băng bó, bạn không nên băng quá chặt hay quá lỏng, phải thay băng hằng ngày. Khi thấy băng bị ẩm ướt cần thay băng mới.
Nếu vết thương ở vùng khó che như mặt, bạn hãy dùng kem chống nắng hoặc uống viên chống nắng để hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Sever là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Làn da sáng mịn hơn khi được chăm sóc tốt.Massage
Việc massage nhẹ nhàng xung quanh vết thương sẽ giúp máu lưu thông đều đến mô sẹo, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nếu vết thương bạn đang đóng mài, có nghĩa là đã sắp lành, đừng vội bóc màng ra vì chúng sẽ gây kích ứng và để lại sẹo sau này. Thay vào đó hãy để chúng tự lành và bong tróc nhé.
Sử dụng dầu nụ tầm xuân (rosehip oil)
Dầu nụ tầm xuân có khả năng đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương. Hãy thoa dầu lên vết thương mỗi ngày. Việc này cần sự kiên nhẫn vì tinh dầu chỉ phát huy công dụng từ từ nhưng chúng rất có hiệu quả.
Thoa gel chăm sóc sẹo
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ ngừa thâm, mờ sẹo. Giúp vết thương của bạn không để lại nhiều ‘dấu vết’ khi lành lại. Điều quan trọng là bạn nên dùng chúng ngay sau khi vết thương lành da non. Nhiều người thường đợi đến khi sẹo hình thành thật lâu rồi mới bắt đầu sử dụng gel trị sẹo nhưng việc điều trị này sẽ làm mất thêm nhiều thời gian và không mang lại hiệu quả cao.
Cân nhắc các phương án điều trị khác
Ngoài các biện pháp đơn giản trên, nếu vết sẹo vẫn không cải thiện, bạn có thể cân nhắc các phương án sau.
Tham vấn bác sĩ về việc tiêm steroid
Steroid được tiêm thẳng vào mô sẹo để giảm các triệu chứng ngứa, đỏ và khó chịu. Ngoài ra chúng cũng giúp thu nhỏ và làm mờ sẹo.
Liệu pháp lạnh
Nghiên cứu cho thấy liệu pháp lạnh có khả năng làm giảm độ dày của mô sẹo lên đến 58%. Càng điều trị sớm kết quả càng tốt. Giúp giảm nguy cơ sẹo lồi. Liệu pháp lạnh sẽ được thực hiện tại phòng khám, bằng cách sử dụng các dụng cụ y tế đóng băng mô sẹo ngay lập tức và loại bỏ nó khi tiếp xúc.
>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn Keto: Giải pháp hữu hiệu cho người bệnh ung thư vú
Dùng gel trị sẹo để hỗ trợ ngừa thâm, mờ sẹo.Thay đổi lối sống để ngăn ngừa sẹo
Ngoài các bước trên, bạn cần phải thực hiện những điều sau đây để góp phần đẩy lùi nguy cơ hình thành sẹo sau phẫu thuật:
Nghỉ ngơi: Thường sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được chỉ định nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định để vết thương lành miệng. Vì vậy đừng vội đi làm sớm hơn quãng thời gian này vì nếu làm bản thân kiệt sức cũng không có ích trong việc chữa lành vết thương cũng như khiến cho quá trình hồi phục trở nên chậm hơn.
Chăm sóc vết thương đúng cách: Thực hiện những bước vệ sinh, thay băng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn việc để lại sẹo.
Nhận biết sớm các biểu hiện viêm sưng: Vì một nguyên nhân nào đó có thể khiến vết mổ bị viêm sưng, bạn cần nhận biết những dấu hiệu của chúng và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ kịp thời rất quan trọng.
Tránh tạo áp lực lên vết mổ: Trong thời gian đợi vết thương hồi phục hoàn toàn, bạn tránh thực hiện những việc như nâng, khom hoặc làm bất cứ tác động gì gây giãn hoặc đè nặng lên vết mổ vì có thể làm hở vết mổ và gây tổn hại cho việc hồi phục.
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể