Tuy hội chứng đau xơ cơ là bệnh lý biểu hiện ngoài khớp nhưng căn nguyên gây bệnh lại liên quan tới hệ thần kinh. Tuy nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng nhưng đã có một số yếu tố nghi ngờ khởi phát bệnh. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về chứng đau xơ cơ nhé!
Bạn đang đọc: Hội chứng đau xơ cơ: Bản chất, nguyên nhân và biểu hiện
Hội chứng đau xơ cơ gây biểu hiện đau ngoài khớp nhưng người bệnh lại không hề có tổn thương thực thể tại hệ thống cơ – xương – khớp. Bệnh thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi thường xuyên, tê bì chân tay, lo âu,… Nhận biết sớm chứng đau xơ cơ giúp người bệnh tiếp cận biện pháp xử trí sớm, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Contents
Tổng quan về hội chứng đau xơ cơ
Bệnh đau xơ cơ là một trong những bệnh lý ngoài khớp, không gây viêm nhiễm nhưng lại biểu hiện các triệu chứng đau ở cơ, dây chằng, gân và các tổ chức liên kết khác trong cơ thể. Đây là một bệnh lý mạn tính, đặc biệt là không đi kèm với bất kỳ tổn thương thực thể tại cơ – xương – khớp nào.
Hội chứng đau xơ cơ thường biểu hiện với các triệu chứng khác nhau như: Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, cứng khớp, khó nuốt, rối loạn cơ vòng, rối loạn nhận thức, cảm giác tê, kim châm cùng một số triệu chứng tâm thần như trầm cảm, lo sợ, các rối loạn liên quan đến stress.
Mặc dù chưa rõ ràng về nguyên nhân chính xác của hội chứng đau xơ cơ nhưng nghiên cứu cho thấy tình trạng này liên quan đến đường dẫn truyền cảm giác đau của hệ thần kinh trung ương. Trong đó, ghi nhận sự gián đoạn ở giai đoạn 4 của giấc ngủ cùng tình trạng căng thẳng tinh thần thường là yếu tố kích thích khởi phát bệnh.
Tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn ở phụ nữ so với nam giới, thường xuất hiện ở người trẻ tuổi hoặc trung niên. Điều này có thể liên quan đến các yếu tố sinh lý, hormone hoặc tâm lý đặc biệt của phụ nữ.
Các triệu chứng của bệnh thường không chỉ tác động đến sức khỏe về mặt vật lý mà còn gây ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý cùng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Điều quan trọng là nhận thức sớm, chẩn đoán đúng bệnh đau xơ cơ để có phương pháp điều trị, quản lý phù hợp.
Các phương pháp điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của các phương pháp dựa trên thuốc, tâm lý học và các biện pháp không thuốc, nhằm giảm bớt cảm giác đau, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống thể chất và tinh thần của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây đau xơ cơ
Bệnh đau xơ cơ là một trạng thái đau mạn tính, không đi kèm với viêm nhiễm. Tới nay, nguyên nhân cụ thể gây rối loạn tín hiệu não bộ của chứng đau xơ cơ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ được nhà khoa học xác nhận có thể đóng góp vào sự phát triển của bệnh, bao gồm:
Di truyền
Đột biến di truyền có thể đóng vai trò trong việc gây rối loạn phát triển và tác động lên chất dẫn truyền tín hiệu trong não. Tuy nhiên, cụ thể về loại đột biến này vẫn chưa được làm rõ. Sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền có thể giải thích tại sao một số người có xu hướng phát triển bệnh đau xơ cơ hơn so với những người khác.
Nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng nặng gây tổn thương đến não, khởi phát chứng đau xơ cơ hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Sự ảnh hưởng của nhiễm trùng đến hệ thống thần kinh có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh. Ngoài ra, nhiễm trùng dễ làm gia tăng sự nhạy cảm của thụ thể đau trong não.
Sang chấn tâm lý
Các tình trạng căng thẳng kéo dài sau chấn thương thể chất hoặc tinh thần nghiêm trọng như sự đổ vỡ của mối quan hệ, tình trạng căng thẳng sau sinh hay sau các ca phẫu thuật cũng được xem xét là yếu tố tác động xấu đến tín hiệu dẫn truyền trong não bộ. Đồng thời, tình trạng căng thẳng, lo âu có thể đóng vai trò trong việc làm tăng cảm giác đau hay tăng nhạy cảm của thụ thể đau.
Với bệnh đau xơ cơ hóa, thụ thể đau trong não trở nên nhạy cảm hơn, khiến cho triệu chứng đau xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn. Điều này giải thích tại sao bệnh nhân cảm nhận đau nhiều, thậm chí khi không có tổn thương cụ thể ở cơ, xương hay khớp.
Tìm hiểu thêm: Selen có trong thực phẩm nào? Cách bổ sung Selen giúp tăng cường miễn dịch
Biểu hiện hội chứng đau xơ cơ
Biểu hiện hội chứng đau xơ cơ thường đa dạng, khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Trong đó, triệu chứng thường gặp nhất là đau nhức, căng cơ và mệt mỏi thường xuyên. Điều này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Cụ thể hơn về biểu hiện bệnh bao gồm:
- Đau nhức: Đau ở hội chứng đau xơ cơ thường là một loại đau mạn tính, không có giới hạn rõ ràng trong vùng đau. Cơn đau có thể lan tỏa khắp cơ thể, tạo cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ, tổ chức mềm quanh khớp. Các điểm đau khi ấn sâu thường tập trung ở vùng cổ, gáy, vai, lưng. Mặt khác, bệnh nhân thường bị đau đầu mạn tính mà không có cảm giác chóng mặt, buồn nôn hay nhìn mờ.
- Mệt mỏi: Người bệnh thường gặp tình trạng mệt mỏi nhiều, đặc biệt gây tình trạng khó tập trung trong công việc, học tập. Sự mệt mỏi này có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm lẫn với các chứng bệnh khác như chứng mệt mỏi mạn tính hay chứng trầm cảm.
- Mất ngủ: Tình trạng mất ngủ là một biểu hiện thường gặp trong hội chứng đau xơ cơ, mức độ nặng của bệnh thường quyết định tình trạng mất ngủ của bệnh nhân. Những cơn đau mãn tính có thể là nguồn cơn khiến người bệnh khó vào giấc, từ đó ảnh hưởng tới năng lượng của ngày hôm sau, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Hội chứng ruột kích thích: Biểu hiện bao gồm đau bụng, táo bón, đi ngoài phân lỏng, đánh hơi nhiều hoặc buồn nôn kèm tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
- Rối loạn chức năng vận động khớp thái dương hàm: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi nhai, há khó hoặc cảm giác cứng khớp thái dương hàm vào buổi sáng.
Ngoài ra, hội chứng đau xơ cơ có thể đi kèm với các biểu hiện như bốc hoả, ra mồ hôi bất thường, đau ngực, cứng khớp buổi sáng, tê buốt đầu chi, cảm giác sưng nề đầu chi, tăng mẫn cảm da. Hội chứng kích thích bàng quang cũng có thể xuất hiện, làm tăng sự phiền toái và bất tiện cho bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Sữa dê có chứa Lactose không? Một số lợi ích và rủi ro của sữa dê
Thông qua bài viết trên, Kenshin xin gửi tới quý độc giả thông tin về hội chứng đau xơ cơ. Mong bạn đọc đã có được kiến thức hữu ích về tình trạng này cũng như biểu hiện đa dạng của bệnh. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết về chủ đề sức khỏe với nhiều dạng bệnh phong phú của Kenshin nhé!
Xem thêm: Hội chứng đại tràng trái nhỏ: Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể