Bệnh nhược cơ mí mắt có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Trong bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu nhược cơ mí mắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị.
Bạn đang đọc: Nhược cơ mí mắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Nhược cơ mí mắt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến việc suy giảm thị lực của người bệnh. Có những người chỉ bị nhược cơ mí mắt. Nhưng cũng có những người sau một thời gian nhược cơ mí mắt bị nhược cơ toàn thân khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng. Vậy nhược cơ mí mắt là gì? Có thể phòng ngừa được không và cách chữa trị ra sao?
Contents
Nhược cơ mí mắt là gì?
Bệnh nhược cơ là một bệnh lý liên quan đến tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ dẫn đến suy yếu cơ thậm chí liệt cơ. Bệnh nhược cơ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ 20 – 40 tuổi và nam giới 50 – 80 tuổi. Triệu chứng đầu tiên của bệnh nhược cơ là nhược cơ mí mắt. Theo thời gian và sự phát triển của bệnh, bệnh nhân có thể chỉ bị nhược duy nhất cơ mí mắt, cũng có thể nhược các cơ khác như cơ cổ, cơ mặt, cơ chân tay, cơ liên sườn, cơ hoành,…
Như vậy, có thể nói nhược cơ mí mắt chính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhược cơ. Theo thống kê, có khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ có những triệu chứng đầu tiên là nhược cơ mắt. Thông thường, nhược cơ mí mắt sẽ xảy ra ở một bên mắt. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhược cơ mắt như nhiễm trùng, thực hiện các phẫu thuật, bệnh nhân dùng một số loại thuốc chữa bệnh,…
Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh nhược cơ mắt
Người bị nhược cơ mí mắt rất dễ nhận biết. Nếu bị nhược cơ một bên mắt, sẽ không khó để phát hiện ra sự khác biệt với bên mắt còn lại. Một số dấu hiệu thường gặp ở người nhược cơ mắt như:
- Biểu hiện dễ thấy nhất ở người nhược cơ mắt là sụp mí mắt. Khi đó, mí mắt và vùng da mí mắt sẽ sa xuống hơn bình thường. Sụp mí có thể xảy ra ở một bên hoặc cả 2 bên nhưng không đối xứng.
- Người nhược cơ mí mắt khả năng cao sẽ gặp chứng song thị, nhìn 1 vật thành 2 gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập và làm việc.
- Nhược cơ mí mắt khiến mí mắt có hoạt động bình thường theo mong muốn. Người bệnh thường khó có thể nhắm mắt một cách hoàn toàn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhược cơ mắt như:
Bệnh nhược cơ
Bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ có triệu chứng ban đầu ở nhóm cơ mắt. Sau đó bệnh mới phát triển và biểu hiện ở những nhóm cơ khác trên cơ thể. Cá biệt, có khoảng 15% người bệnh bị nhược cơ chỉ có biểu hiện ở cơ mắt mà thôi.
Bệnh nhược cơ nói chung và nhược cơ mắt do bệnh nhược cơ xảy ra do cơ thể tự miễn dịch với các thụ thể Acetylcholine sau synap. Điều này khiến sự truyền dẫn thần kinh cơ bị gián đoạn và cơ mắt không thể hoạt động chuẩn xác như sự điều khiển của não bộ. Bệnh nhược cơ cũng có thể xảy ra do trong cơ thể xuất hiện các kháng thể bất thường như: Kháng thể AChR, MuSK,…
Tìm hiểu thêm: Bị mụn viêm có nên đắp mặt nạ đất sét không?
Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gốc rễ của bệnh nhược cơ mí mắt như:
- U tuyến ức: Ở người khỏe mạnh, các cơ vận động được là do xung động của hệ thần kinh cơ qua chất trung gian là Acetylcholine. Tuyến ức tiết ra các chất làm ức chế hoạt động của Acetylcholine, khiến các xung động thần kinh bị ảnh hưởng. Vì vậy, u tuyến ức cũng có thể gây nên tình trạng nhược cơ mắt và các cơ khác. Thống kê cho thấy 65 bệnh nhân nhược cơ mắt có u tuyến ức.
- Các bệnh khác như: Tuyến giáp tự miễn, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, thiếu máu ác tính,… cũng gây ra nhược cơ mắt.
Bệnh nhược cơ mí mắt điều trị thế nào?
Nhược cơ nói chung và nhược cơ mí mắt nói riêng về cơ bản không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị sẽ hướng đến mục tiêu điều trị triệu chứng, làm giảm cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt mà người bệnh phải hứng chịu. Điều trị nhược cơ mắt cũng nhằm kiểm soát không cho bệnh tiến triển nặng hơn.
Tùy nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh nhược cơ mắt, tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bệnh lý nền nếu có,… các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị nhược cơ ở mí mắt có thể là điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa hoặc kết hợp nhiều phương pháp cùng một lúc.
Một số phương pháp cơ bản thường được bác sĩ chỉ đụng như:
- Dùng thuốc điều trị trong trường hợp bệnh nhẹ, mới xuất hiện.
- Lọc huyết tương nếu nhược cơ mức độ nặng. Biện pháp này sẽ giúp giảm triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.
- Thay huyết tương hoặc truyền immunoglobulin miễn dịch.
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức nếu bệnh nhân bị u tuyến ức.
- Chữa trị các bệnh tuyến giáp tự miễn, lupus ban đỏ, thiếu máu ác tính,…
- Bổ sung vitamin, canxi, kali để củng cố sức mạnh cơ bắp.
- Uống thuốc bảo vệ dạ dày hay thuốc giảm tác dụng phụ của một số thuốc điều trị nhược cơ.
- Phẫu thuật nâng mí cho bệnh nhân bị sụp mí, ảnh hưởng đến khả năng nhìn.
>>>>>Xem thêm: Các bước chăm sóc da bằng ánh sáng sinh học phổ biến hiện nay
Bài tập cho người nhược cơ mí mắt
Bệnh nhân bị nhược cơ mí và sụp mí ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số bài tập cải thiện dưới đây:
- Tập cơ mặt: Người bệnh nhắm mắt, rướn lông mày hết cỡ rồi từ từ hạ chân mày xuống rồi thả lỏng cơ mặt. Mỗi lần tập người bệnh lặp lại khoảng 20 lần.
- Tập cơ mắt: Người bệnh rướn chân máy hết cỡ và nháy mắt liên tiếp 7 lần. Sau đó nhắm chặt mắt trong 5 giây. Mỗi lần thực hiện bài tập này khoảng 10 lần sẽ giúp cải thiện chức năng cơ mắt.
- Tập nâng mí: Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ấn kết hợp xoa hốc mắt. Sau đó, 2 ngón tay di chuyển xuống dưới mắt và vòng ra quanh mắt. Bài tập này nên thực hiện mỗi ngày 5 lần.
- Bài tập huyệt thái dương: Người bệnh xoa 2 bàn tay vào nhau để làm nóng tay. Sau đó dùng tất cả các ngón tay massage trán và hai bên thái dương rồi xuống gò má. Bài tập này sẽ giúp lưu thông bạch huyết vùng mắt, giúp cơ mắt khỏe hơn.
Các bài tập cơ mí mắt không thể có tác dụng ngay tức thì. Để nhận thấy hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo nguyên tắc tập luyện đều đặn và kiên trì hàng ngày.
Nhược cơ mí mắt là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Tình trạng nhược cơ có thể chỉ dừng lại ở cơ mắt, nhưng cũng có thể lan đến các vùng cơ khác trên toàn bộ cơ thể. Vì vậy, ngay khi xuất hiện dấu hiệu nhược cơ mí mắt đầu tiên, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Yếu cơ chân có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể