Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, nhiều mẹ trẻ hoang mang và lo lắng không biết cách xử lý. Nếu rơi vào trường hợp này, thì bạn cần làm những việc gì?

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Tình trạng nghẹt mũi thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào những lúc thời tiết giao mùa. Vậy khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, chúng ta cần làm gì để giảm bớt tình trạng này giúp trẻ thoải mái hơn? Nguyên nhân nào khiến cho trẻ bị nghẹt mũi? Cách phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ nhỏ là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi.

Vì sao trẻ bị nghẹt mũi?

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi? Trước khi đi tìm hiểu lý do, bạn cần phải hiểu rõ nghẹt mũi là tình trạng như thế nào của cơ thể. Thực chất nghẹt mũi chính là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do chất nhầy quá nhiều, khiến đường di chuyển của không khí bị cản trở, hô hấp trở nên khó khăn. Ở trẻ nhỏ, các bé chưa biết tự thở bằng miệng nên khi mũi bị nghẹt sẽ vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến hô hấp và gây khó khăn trong việc ăn uống, ngủ nghỉ.

trẻ sơ sinh bị nghet mũi Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do dịch nhầy trong khoang mũi nhiều, cản trở đường di chuyển của không khí khi thở.

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở thường gặp: Trẻ bị cảm cúm, các bệnh liên quan đến đường hô hấp do virus, viêm xoang, dị ứng thời tiết, hoặc có dị vật trong khoang mũi. Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh, khi chất nhầy bào thai không được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp cũng là nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi thường xuyên. Để biết chính xác nguyên nhân nghẹt mũi của trẻ, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao?

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Khi phát hiện ra trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ nên bình tĩnh và áp dụng các cách xử lý dưới đây:

1. Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Một trong các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do chất nhầy trong khoang mũi nhiều. Vì thế, phụ huynh có thể sử dụng nước muối để làm sạch khoang mũi, sát khuẩn, ngăn chặn sự tấn công của virus có hại. Nước muối sinh lý còn giúp làm mềm vẩy cứng đóng bám và làm loãng chất nhầy đặc trong khoang mũi. Bạn sẽ dễ dàng lấy gỉ mũi và hút chất nhầy ra ngoài, giúp lỗ mũi thông thoáng, không khí lưu thông khi thở không bị cản trở.

Tìm hiểu thêm: Chỉ số cholesterol thấp gây ảnh hưởng xấu như thế nào?

rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cha mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 3 đến 5 lần/ngày.

Mỗi ngày, cha mẹ có thể rửa mũi bằng nước muối cho bé 3 đến 5 lần, nhất là trước khi cho bé bú và đi ngủ. Tuy nhiên, không nên nhỏ mũi bằng nước muối liên tiếp 4 ngày để tránh làm khô dịch mũi.

3. Hút mũi

Sau bước nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, cha mẹ nên hút mũi bé để làm sạch khoang mũi và loại bớt chất nhầy. Bạn có thể dùng các dụng cụ hút mũi chuyên dụng được bán tại Kenshin như máy hút mũi Biohealth Cnxbq, dụng cụ hút mũi con voi trắng,… Trước khi sử dụng, bạn cần tẩy trùng hoặc vệ sinh sạch sẽ các thiết bị này. Một điều cần lưu ý là bạn không nên hút mũi bé quá nhiều lần trong ngày để tránh làm kích ứng niêm mạc mũi.

3. Xông mũi cho trẻ nhỏ

Một phương pháp khác để làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là xông mũi cho bé. Hơi nước ấm nóng sẽ làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi. Bên cạnh đó, việc xông hơi còn làm tăng độ ẩm và làm ấm mũi của trẻ. Khi thời tiết trở lạnh, trẻ dễ bị nghẹt mũi, ho, cảm,… cha mẹ có thể cho bé xông mũi để giảm ho, giảm nghẹt mũi. Bạn có thể xông hơi cho bé bằng máy xông mũi chuyên dụng hoặc cho bé ngửi hơi nước bốc ra từ thau nước nóng. Lưu ý cẩn thận khi xông mũi cho bé để tránh tổn thương lên da.

Những điều cần tránh khi trẻ bị nghẹt mũi

Bên cạnh việc tham khảo các cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cha mẹ cũng nên nắm bắt một số điều cần tránh sau để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ nhỏ:

  • Tuyệt đối không dùng xi lanh rửa mũi cho bé. Ống xi lanh có dung tích chứa nước lớn, khi xịt vào khoang mũi có thể làm trẻ bị sặc nước, thậm chí nước sẽ tràn vào phổi rất nguy hiểm. Ngoài ra, hành động này còn khiến cho niêm mạc mũi bị phù, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

không dùng ông xi lanh rửa mũi cho trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Quả ớt có vitamin gì và công dụng của quả ớt đối với sức khỏe

Không dùng ống xi lanh rửa mũi khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.

  • Không nên dùng miệng hút mũi cho bé. Nhiều phụ huynh làm theo kinh nghiệm của những người lớn tuổi nên dùng miệng để hút mũi cho bé. Hành động này không đảm bảo vệ sinh, có khả năng cao sẽ lây lan mầm mống bệnh tật từ cha mẹ qua cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.
  • Không làm dụng thuốc nhỏ mũi. Nhiều bậc phụ huynh tự ý mua thuốc nhỏ mũi có thành phần kháng sinh, Corticoid hoặc chất gây co mạch để cho bé sử dụng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ trước đó. Hậu quả dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Khi muốn sử dụng thuốc nhỏ mũi cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp này, cha mẹ nên tăng cường thêm các thực phẩm giàu Lysine, vitamin, khoáng chất, kẽm, Crom,… để tăng cường dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, cảm cúm,… Bạn cũng nên hạn chế cho bé đi đến những nơi đông người, đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài đường. Đặc biệt là ở thời điểm dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *