Thông tin chi tiết về kỹ thuật chụp X quang đầu gối

Chụp X quang đầu gối là kỹ thuật được thực hiện phổ biến tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết khi nào thì cần áp dụng, quy trình thực hiện ra sao và chi phí thực hiện có cao hay không?

Bạn đang đọc: Thông tin chi tiết về kỹ thuật chụp X quang đầu gối

Đầu gối là bộ phận dễ gặp chấn thương, đau nhức hoặc thoái hóa xương khớp. Do đó, chụp X quang đầu gối là kỹ thuật thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm xác định tình trạng tổn thương và bất thường ở đầu gối. Kenshin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật này với các thông tin chi tiết dưới đây.

Chụp X quang đầu gối là gì?

Chụp X quang là kỹ thuật mà bác sĩ sử dụng loại máy có bức xạ ánh sáng hoặc sóng vô tuyến để phát ra các chùm tia X bức xạ cao, xuyên qua cơ thể, từ đó quan sát được hình ảnh giải phẫu các bộ phận trên cơ thể con người.

Chụp X quang đầu gối là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng máy chụp X quang nhằm hiển thị các mô mềm, xương bên trong và các bộ phận xung quanh đầu gối. Các xương có thể quan sát được bao gồm xương bánh chè, một phần xương đùi và một phần xương ống chân. Nguyên lý chụp X quang này giúp bác sĩ phát hiện và cho các chỉ định chuyên sâu tiếp theo nếu có tổn thương.

Theo các bác sĩ, khi quan sát hình ảnh chụp X quang đầu gối có thể chẩn đoán được các bệnh sau:

  • Thoái hóa khớp: Kỹ thuật này giúp bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng thoái hóa khớp gối, khiến dịch khớp bị hao hụt, các đầu khớp ma sát với nhau làm cho sụn khớp bị ăn mòn, khe khớp gối hẹp đi, thậm chí là gây ăn mòn xương và phá hủy mô xương.
  • Bệnh lý dây chằng: Dây chằng có chức năng giữ xương, giúp khớp gối được ổn định. Do đó nếu mắc các bệnh lý dây chằng thì khả năng vận động của khớp gối cũng bị ảnh hưởng. Kỹ thuật này có thể giúp chẩn đoán các bệnh lý như rách đứt dây chằng, giãn dây chằng…
  • Trật khớp: Trật khớp là một trong những vấn đề thường gặp ở đầu gối, do ngã, va đập hoặc vận động mạnh sai tư thế… Chụp X quang có thể giúp bác sĩ nhận biết chính xác người bệnh có bị trật khớp gối hay không và ở mức độ như thế nào.

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chụp X quang đầu gối 1

Chụp X quang đầu gối giúp chẩn đoán được nhiều bệnh lý
  • Ung thư xương khớp gối: Ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tàn phế, thậm chí đe dọa tính mạng. Nếu người bệnh có triệu chứng ung thư xương, bác sĩ có thể chỉ định chụp X quang đầu gối kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác như chụp CT, chụp MRI, làm sinh thiết, xét nghiệm máu…
  • Các vấn đề khác ở đầu gối: Kỹ thuật này còn giúp phát hiện những vấn đề khác như loãng xương, viêm bao hoạt dịch, viêm tủy xương, tổn thương sụn chêm, hẹp khe khớp, mọc gai xương, tiêu xương…

Khi nào cần chụp X quang đầu gối?

Khi người bệnh có những dấu hiệu sau đây, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang đầu gối:

  • Nhằm chẩn đoán các bệnh lý khớp gối như trật khớp, gãy xương đầu gối, còi xương, viêm tủy xương, loãng xương hoặc ung thư xương.
  • Những người lớn tuổi cần kiểm tra độ chắc khỏe, dẻo dai của xương và tầm soát các bệnh lý khớp gối.
  • Người bị béo phì cần được kiểm tra và chẩn đoán bệnh xương khớp do xương khớp thường xuyên phải chịu tải trọng lớn.
  • Bác sĩ cần theo dõi nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát bệnh ở những người có tiền sử mắc bệnh lý khớp gối.
  • Người bệnh có biểu hiện đau khớp gối, sưng, nóng đỏ ở vị trí đầu gối.
  • Người bệnh bị té ngã, va đập mạnh ở vị trí đầu gối.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động ở đầu gối, chân trụ không vững, đi xuống cầu thang khó khăn.
  • Bác sĩ cần kiểm tra tình trạng phục hồi của người từng bị gãy xương ở vùng xung quanh đầu gối hoặc theo dõi sức khỏe định kỳ sau khi thay khớp gối, phẫu thuật khớp gối.

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chụp X quang đầu gối 2

Khi bị đau nhức hoặc cử động ở đầu gối khó khăn, bạn nên chụp X quang đầu gối

Quy trình chụp X quang đầu gối

Dưới đây là quy trình chụp X quang đầu gối thường được thực hiện tại các cơ sở y tế:

  • Trước khi chụp: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu tháo thắt lưng, đồ trang sức hoặc cởi bỏ các trang phục chứa kim loại để tránh việc cản trở đến hình ảnh chụp. Bạn cũng cần thông báo với bác sĩ về khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang cũng như trường hợp cơ thể đang mang thai để được tư vấn.
  • Thực hiện chụp X quang đầu gối: Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh tư thế chụp phù hợp với nhu cầu chẩn đoán bệnh và được lưu ý ngồi yên, giữ bất động toàn bộ phần chân để hình ảnh X quang được rõ nét.
  • Sau khi chụp: Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên hình ảnh phim chụp, trường hợp cần thiết có thể chỉ định thực hiện thêm một số biện pháp thăm khám khác. Đây là kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn, không gây đau nên người bệnh có thể đi lại, ra về ngay và sinh hoạt bình thường mà không cần phải nghỉ ngơi hay lưu viện.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu thai ngoài tử cung sau chuyển phôi

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chụp X quang đầu gối 3
Sau khi chụp X quang, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Giá chụp X quang đầu gối là bao nhiêu?

Nhiều người băn khoăn giá chụp X quang đầu gối là bao nhiêu? Đây là kỹ thuật chẩn đoán khá phổ biến nên bạn có thể thực hiện tại nhiều phòng khám đa khoa hoặc các bệnh viện. Do đó, chi phí chụp X quang đầu gối cũng có sự khác nhau tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, mức giá cũng không quá cao, dao động từ 100.000đ – 400.000đ. Ngoài ra tại các cơ sở y tế có áp dụng bảo hiểm thì chi phí này cũng được hỗ trợ. Trước khi tiến hành chụp, bác sĩ sẽ thông báo chi tiết cho người bệnh về chi phí cho 1 lần chụp.

Không những vậy, mức giá này còn phụ thuộc vào việc người bệnh được chỉ định chụp 1 phim hay 2 phim. Khi vào phòng chụp, bác sĩ sẽ chỉ định lựa chọn chụp X quang khớp gối nghiêng hoặc chụp X quang khớp gối thẳng, tùy vào từng trường hợp.

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chụp X quang đầu gối 4

>>>>>Xem thêm: Tình trạng răng hô nặng có hết được không?

Chi phí chụp X quang đầu gối tùy thuộc vào từng cơ sở y tế

Với các thông tin trên đây, Kenshin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang đầu gối. Đây là kỹ thuật chẩn đoán bệnh khá phổ biến, nhưng bạn cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm và chi phí phù hợp với bản thân để thực hiện nhé!

Xem thêm:

  • Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật chụp X quang tim phổi
  • Giúp bạn tìm hiểu về chụp X quang răng toàn cảnh

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *