Rò động tĩnh mạch màng cứng là một trường hợp có liên quan đến bệnh rò động tĩnh mạch. Trong phần lớn các trường hợp bệnh nhân bị rò động tĩnh mạch màng cứng đều không tra được rõ nguyên nhân gây ra nó. Vậy rò động tĩnh mạch màng cứng là gì?
Bạn đang đọc: Rò động tĩnh mạch màng cứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu rò động tĩnh mạch màng cứng
Rò động tĩnh mạch màng cứng được xem là những kết nối bất thường giữa tĩnh mạch và động mạch trong lớp vỏ cứng bao quanh não hoặc tủy sống (màng cứng). Rò động tĩnh mạch màng cứng thường xảy ra ở những người lớn tuổi và không có khả năng di truyền. Để hiểu rõ hơn về tình trạng rò động tĩnh mạch màng cứng, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây do Kenshin chia sẻ.
Contents
Tình trạng rò động tĩnh mạch màng cứng là gì?
Trong thuật ngữ y khoa, rò động tĩnh mạch màng cứng là một tình trạng dị thể. Tình trạng này xảy ra khi các luồng thông động tĩnh mạch ở mạch máu màng cứng xuất hiện một số biểu hiện như tăng áp tĩnh mạch hoặc xuất huyết. Rò động tĩnh mạch màng cứng phát triển rất phức tạp, do đó ngày nay việc điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Rò động tĩnh mạch màng cứng là một nhánh của bệnh rò động tĩnh mạch. Sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch gây nên bệnh rò động tĩnh mạch. Thông thường, máu sẽ di chuyển từ động mạch, qua các mao mạch và đến tĩnh mạch, mang theo các dưỡng chất và oxy đến các mô. Tuy nhiên, khi tình trạng rò động tĩnh mạch xảy ra, máu sẽ chảy trực tiếp từ động mạch đến tĩnh mạch mà không thông qua các mao mạch, điều này khiến cho các mô ở mao mạch cũng bị bỏ qua và lượng máu được cung cấp cũng bị giảm xuống. Rò động tĩnh mạch phát triển phức tạp và nó có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể.
Biến chứng của rò động tĩnh mạch màng cứng
Rò động tĩnh mạch màng cứng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và các biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nó lại phụ thuộc vào sự đổ ra của tĩnh mạch mà không phải là do động mạch cung cấp. Một số biến chứng có thể kể đến là:
- Xuất huyết: Rò động tĩnh mạch màng cứng gây ra tình trạng xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết nội sọ hoặc xuất huyết dưới màng nhện…
- Gây tăng áp lực nội sọ và nguy cơ bị nhuyễn tủy.
- Tình trạng tăng áp tĩnh mạch có thể xảy ra kéo theo nguy cơ bị phù nề và xung huyết.
Triệu chứng của rò động tĩnh mạch màng cứng
Là một nhánh của bệnh rò động tĩnh mạch, do đó, triệu chứng của bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng cũng đa dạng. Một số trường hợp bị rò động tĩnh mạch màng cứng mà không có bất kỳ một triệu chứng hay dấu hiệu nào cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Ngược lại, một số khác lại có những triệu chứng trầm trọng có thể do chảy máu trong não (xuất huyết nội sọ) hoặc do ảnh hưởng của các thần kinh không bị xuất huyết. Một vài triệu chứng và dấu hiệu thường xảy ra ở bệnh nhân bị rò động tĩnh mạch màng cứng là:
- Đau đầu, chóng mặt: Đây là một triệu chứng thường gặp ở tất cả các bệnh nhân và loại bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng.
- Tai bị ù: Khi bị rò động tĩnh mạch màng cứng, người bệnh thường nghe thấy tiếng chuông hoặc tiếng vo ve ở trong tai. Triệu chứng này xuất hiện rõ khi bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng xảy ra ở vị trí gần tai. Bên cạnh đó, một số người lại có thể nghe rõ mạch đập khi dòng máu lưu thông qua lỗ rò.
- Triệu chứng xảy ra ở mắt: Nếu vị trí bị rò động tĩnh mạch màng cứng là ở gần mắt, mắt có thể bị ảnh hưởng gây ra tình trạng suy giảm thị lực, xoang xung huyết, đỏ mắt và sưng mắt.
- Đột quỵ: Nếu mạch máu bị vỡ rò động tĩnh mạch màng cứng có thể gây ra hầu hết các triệu chứng tương tự như đột quỵ hoặc động kinh. Tình trạng nặng khiến bệnh nhân bị xuất huyết trong não có thể gây dị tật vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.
- Một vài triệu chứng khác: Tăng áp lực nội sọ, thiếu hụt thần kinh cục bộ, liệt dây thần kinh sọ và tăng áp tĩnh mạch.
Rò động tĩnh mạch màng cứng xảy ra do nguyên nhân gì?
Đa số các trường hợp bị rò động tĩnh mạch màng cứng đều không xác định được rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có nguyên nhân tiền căn, rò động tĩnh mạch màng cứng xảy ra do ảnh hưởng của quá trình hình thành vi mạch và gây ra bởi các huyết khối xoang màng cứng trước đây.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân được biết đến là do chấn thương và từ các cuộc phẫu thuật não được thực hiện trước đó hoặc một vài bệnh nhân có rò không rõ nguyên nhân có huyết khối không tiền triệu. Đặc biệt, rò động tĩnh mạch màng cứng có thể xảy ra do tình trạng tiền huyết khối như thiếu hụt protein C và protein S, thiếu hụt antithrombin…
Phương pháp chẩn đoán rò động tĩnh mạch màng cứng
Rò động mạch màng cứng thường được chẩn đoán và xác định vị trí, kích thước, mô hình dòng chảy bằng các phương pháp sau:
Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA)
Chụp cộng hưởng từ mạch máu là phương pháp tạo ra hình ảnh chi tiết của mạch máu bằng cách sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ. Từ trường mạch cho phép tạo ra hình ảnh không gian 3 chiều của não, từ đó nhằm phát hiện, chẩn đoán và hỗ trợ trong việc điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng hoặc một số tình trạng rối loạn mạch máu có liên quan. Một số trường hợp trước khi chụp có thể dùng thêm thuốc nhuộm vào tĩnh mạch để xác định vị trí chính xác hơn.
Tìm hiểu thêm: Viêm não mô cầu AC là bệnh gì? Cách phòng ngừa viêm não mô cầu AC
Chụp X-quang mạch máu não
Chụp X-quang là phương pháp quan trọng nhất được sử dụng trong việc chẩn đoán rò động tĩnh mạch màng cứng. Chụp X-quang cho ra hình ảnh rõ nét về cấu trúc của mạch máu. Trước khi tiến hành chụp, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc nhuộm vào động mạch có vai trò cung cấp máu cho não. Khi đó, máu chảy trong mạch máu và đi đến não sẽ biểu hiện rõ vị trí rò rỉ hoặc tắc nghẽn của tĩnh mạch trên hình ảnh X-quang.
Chụp cắt lớp vi tính
Trong phương pháp chụp cắt lớp vi tính, tia X được sử dụng như một máy chiếu, tạo ra hình ảnh 3 chiều của não và xác định vị trí xuất huyết hoặc chảy máu. Để có hình ảnh mạch máu và cho kết quả chính xác nhất, chụp cắt lớp vi tính thường được phối hợp thực hiện cùng với chụp cộng hưởng từ.
Cách điều trị bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng
Tùy thuộc vào tình trạng của các mạch máu có liên quan, tuổi tác, vị trí bị rò động tĩnh mạch màng cứng, triệu chứng bệnh và bệnh nền mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, một số phương pháp điều trị thường được sử dụng là:
- Điều trị cao cấp như Cognard loại IIb – V và Borden loại II và III: Tỷ lệ tử vong của phương pháp này là khoảng 10% mỗi năm và có nguy cơ xuất huyết nội sọ khi điều trị.
- Điều trị bảo tồn như Cognard I và IIa và Borden loại I.
- Phương pháp tiếp cận gây tắc mạch: Phương pháp này tiến hành làm nghẽn các mạch máu xung quanh vị trí bị rò, từ đó làm giảm lưu lượng máu.
- Xạ phẫu đích: Trường hợp phương pháp gây tắc mạch không thể làm tắc nghẽn lỗ rò thì xạ phẫu đích được thực hiện để phân tách hoặc đóng nó lại.
- Nội mạch: Thực hiện qua các mạch máu với tỷ lệ xâm lấn tối thiểu.
>>>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ
Rò động tĩnh mạch màng cứng là một tình trạng bệnh nguy hiểm. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là điều cần thiết để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng. Trên đây là những thông tin về “Rò động tĩnh mạch màng cứng” mà Kenshin chia sẻ cho bạn. Bạn đọc nếu có thắc mắc hãy gửi câu hỏi đến trang web của Kenshin để được giải đáp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể