Gai cột sống là bệnh lý liên quan đến xương khớp, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Về lâu dài, bệnh có xu hướng diễn biến trầm trọng khiến bệnh nhân gặp phải nhiều trở ngại như tay chân tê bì, đau nhức hoặc tệ hơn là nguy cơ biến chứng. Do đó, bị gai cột sống nên làm gì đang là thắc mắc của phần lớn bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Người bị gai cột sống nên làm gì cải thiện tình trạng bệnh?
Gai cột sống là hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép nặng nề, dẫn đến nguy cơ bại liệt. Vậy người bị gai cột sống nên làm gì để giúp cải thiện tình trạng bệnh?
Contents
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên, liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp. Các gai xương cột sống xuất hiện khi lượng canxi trong cơ thể dư thừa gây lắng đọng tại các dây chằng, đốt sống và tạo thành các gai xương khiến cho người bệnh bị đau buốt ở vùng cột sống lưng. Đây chính là một trong những biến chứng của căn bệnh thoái hóa cột sống.
Gai cột sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể, thường gặp nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới xương khớp và chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm, gây ra cảm giác khó chịu, đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ, cơn đau có thể lan xuống cánh tay, gây tê bì chân tay, ảnh hưởng đến các cử động.
Chính vì vậy khi có những biểu hiện của bệnh gai cột sống, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Bệnh gai cột sống có biểu hiện như thế nào?
Khi bị gai cột sống, người bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó nhận biết. Chỉ sau một thời gian, khi bệnh đã tiến triển và có những cơn đau khó chịu không ngừng và ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống thì người bệnh mới để ý tới. Các triệu chứng thường gặp là đau vai, đau buốt thắt lưng, tê bì chân tay,…
Gai cột sống khi đã có biểu hiện rõ ràng thì hầu hết các trường hợp đều ở giai đoạn nặng, đã có sự chèn ép rễ thần kinh với những biểu hiện:
- Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội kèm tê cứng cột sống.
- Cảm giác nhói, cơn đau buốt chạy dọc cột sống khi cử động.
- Gai cột sống cổ thường gây ra chứng đau cứng cổ, khó xoay cổ, cúi cổ, cơn đau có thể lan xuống vai, cánh tay, bàn tay. Gai cột sống thắt lưng còn khiến người bệnh bị đau phần lưng dưới gần mông, lâu ngày dẫn đến đau thần kinh tọa.
- Trong các trường hợp nặng có thể gây mất thăng bằng, mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện, teo cơ tứ chi,…
- Một số triệu chứng khác của bệnh gai cột sống như: Cơ thể mệt mỏi, mất có cảm giác ở phần cột sống có gai xương, khó khăn trong việc vận động, sụt cân,…
Người bị gai cột sống nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Tuy bệnh gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện những biện pháp giúp cải thiện bệnh một cách hiệu quả hoặc để tình trạng không biến chuyển nặng thêm.
Nghỉ ngơi
Khi xuất hiện cảm giác nhức mỏi, đau thắt lưng, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên nằm quá lâu sẽ khiến cho máu huyết kém lưu thông. Bệnh nhân nên kết hợp tập thêm các bài tập gai cột sống tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài tập chữa gai cột sống, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên viên để được hướng dẫn thực hiện đúng các động tác, tránh gây tổn thương cột sống, khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
Hạn chế làm việc quá sức
Với những người thường xuyên phải làm việc nặng, lao động quá sức, cần phải vận động đúng tư thế và hạn chế làm việc nặng để tránh nguy cơ bị gai cột sống. Đặc biệt, đối với người làm việc văn phòng không nên ngồi một chỗ quá lâu, cần vận động liên tục, không nên ngồi cúi quá thấp xuống mặt bàn khiến lưng bị gù.
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
Việc tập luyện thể dục thường xuyên không chỉ giúp người bệnh tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe mà còn giúp tăng phạm vi chuyển động của các khớp xương, tăng độ dẻo dai, giảm tần suất của các cơn đau. Người bệnh nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày các môn thể thao giúp phòng ngừa tốt bệnh gai cột sống như: Chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…
Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn Proteus là gì? Phòng bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Proteus
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu được xem là một trong những biện pháp điều trị không xâm lấn giúp cải thiện tình trạng đau và chức năng do gai cột sống thắt lưng khá hiệu quả. Các bài tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, massage để cải thiện tình trạng bệnh gai cột sống an toàn và hiệu quả.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Xây dưng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân gai cột sống là điều hết sức quan trọng. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ rau xanh, hoa quả, nhất là những thực phẩm giàu canxi như thịt, trứng, sữa,… giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Ngoài ra cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin D, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Phương pháp điều trị bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống không ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh, tuy nhiên đây là bệnh lý không thể điều trị khỏi hoàn toàn được, việc điều trị cũng chỉ có tác dụng làm giảm những triệu chứng. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc
Uống thuốc là phương pháp điều trị bảo tồn đối được nhiều người lựa chọn. Việc dùng các thuốc giảm đau, chống viêm như: Acetaminophen, Ibuprofen, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B,… mang đến hiệu quả tốt đối với các triệu chứng như đau buốt thắt lưng, tê bì tay chân,… Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn cũng như chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không?
Sử dụng dược liệu trong dân gian
Bên cạnh việc điều trị gai cột sống bằng thuốc Tây y, người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc từ thành phần thiên nhiên lành tính với những dược liệu gần gũi và có tác dụng điều trị gai cột sống hiệu quả. Tuy nhiên các bài thuốc này chỉ mang đến hiệu quả khi bệnh ở mức độ nhẹ. Những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả như: Bưởi, chanh, ngải cứu,…
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ gai xương là phương pháp được chỉ định trong trường hợp tiến triển nghiêm trọng hoặc thuốc kê đơn không đem lại kết quả điều trị như mong đợi. Lúc này, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để tránh biến chứng hoặc phục hồi chức năng vận động.
Mặc dù vậy, phương pháp này này không được các bác sĩ khuyến khích bởi những rủi ro phát sinh biến chứng trong và sau khi mổ tương đối cao nếu như cơ thể người bệnh không thích ứng với các dị vật lắp ghép. Đồng thời, sau khi phẩu thuật cắt bỏ gai xương vẫn có nguy cơ tái phát mọc ra chồi xương khác.
Trên đây là những thông tin về bệnh nhân bị gai cột sống nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để xây dựng được chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý phù hợp với bản thân.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.