Huyệt Hoang Du có tác dụng điều trị các bệnh như co thắt dạ dày, đau thoái vị, rong kinh, táo bón hoặc vàng da. Châm cứu khi tác động vào vị trí các huyệt đạo sẽ giúp cải thiện triệu chứng và sức khỏe của người bệnh. Vậy huyệt Hoang Du nằm ở đâu trên cơ thể?
Bạn đang đọc: Huyệt Hoang Du nằm ở đâu trên cơ thể?
Hiện nay châm cứu là phương pháp mà được khá nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn để điều trị bệnh. Châm cứu là phương pháp điều trị không dùng thuốc nên rất ít gây ra tác dụng phụ, giúp đả thông khí huyết, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Tổng quan về châm cứu
Ngày nay, để chữa bệnh người ta thường sử dụng kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Thế mạnh của y học cổ truyền nằm ở việc ứng dụng sáng tạo triết học phương Đông cổ đại vào việc chẩn đoán và điều trị. Vì thế, các thầy thuốc đông y luôn có cách nhìn người bệnh toàn diện, từ đó có sự điều chỉnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhằm khắc phục bệnh tật rất phù hợp với yêu cầu phòng trị nhiều bệnh mạn tính hiện nay.
Đặc biệt, các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như chế độ dinh dưỡng, châm cứu, xoa bóp,thực phẩm trị liệu…, có nguồn gốc từ thiên nhiên, quen thuộc, thân thiện với con người, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi và hầu hết đều có độc tính thấp, ít tác dụng phụ.
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định trong việc điều trị bệnh. Đối với huyệt Hoang Du, châm cứu cũng có thể mang lại những tác dụng nhất định.
Châm cứu là một phương pháp điều trị không dùng thuốc, là sự kết hợp của hai tên khác nhau là châm và cứu. Châm là sử dụng kim xuyên qua da và tác động trực tiếp vào các huyệt đạo và cứu chính là đốt lá ngải cứu khô để làm nóng các huyệt đạo.
Thông qua cơ chế đả thông kinh lạc sẽ giúp đạt được mục đích cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đồng thời có thể chữa khỏi căn nguyên, ngăn ngừa và điều trị các bệnh khác nhau.
Huyệt Hoang Du nằm ở đâu?
Huyệt Hoang Du được đặt tên như vậy vì Hoang có nghĩa là màng hoặc mô giữ các cơ quan nội tạng lại với nhau, còn Du là nơi khí ra vào. Khí từ Thận kinh chảy vào bụng qua huyệt vị này nên có tên là Hoang Du. Theo Đông y, huyệt Hoang Du có xuất phát từ giáp Ất Kinh và có những đặc điểm sau:
- Là huyệt thứ 16 của kinh thận.
- Huyệt Hoang Du giao hội với Xung Mạch.
Vị trí của huyệt Hoang Du có thể được xác định như sau:
- Ở dưới huyệt Thương Khúc khoảng 2 tấc và cách 0,5 tấc đường giữa bụng, Giáp Ất. Trong đó, huyệt Thương Khúc hay còn gọi là Cao Khúc hay Thương Xá,xuất xứ giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 17 của kinh thận, có tác dụng chữa đau bụng do thoát vị, đau dạ dày, chán ăn.
- Cách 0,5 tấc tính từ lỗ rốn.
Tìm hiểu thêm: Nên đo đường huyết bao lâu 1 lần? Đo lúc nào chính xác?
Bên dưới vị trí của huyệt này có những đặc điểm giải phẫu sau :
- Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong của cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi bí tiểu tiện nhiều và tử cung khi mang thai 7 đến 8 tháng.
- Sáu nhánh của dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục là những dây thần kinh điều khiển chuyển động của cơ.
- Dây thần kinh D10 chi phối vùng da ở huyệt này.
Huyệt Hoang Du có tác dụng gì?
Với vị trí và đặc điểm giải phẫu như vậy, huyệt Hoang Du đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học cổ truyền là trị thanh thận nhiệt, điều hòa xung mạch và đặc biệt trong điều trị chứng đau bụng, dạ dày co thắt, đau do thoái vị, tình trạng rong kinh, táo bón, vàng da.
Huyệt Hoang Du thường được kết hợp với các huyệt khác trên cơ thể để điều trị nhiều bệnh lý khác, chẳng hạn như:
- Kỳ Môn và Trung Quản có công dụng trong điều trị bụng dưới có khối u.
- Hoành Cốt giúp trị ngũ lâm, cửu tích.
Cách châm cứu huyệt Hoang Du như sau:
- Chèn kim vào độ sâu 0,5 đến 1 tấc.
- Sau đó giữ nguyên khoảng 5 đến 7 phút.
Hãy lưu ý rằng đối với phụ nữ đang mang thai nhiều tháng không được châm sâu.
Một số tác dụng không mong muốn khi thực hiện châm cứu có thể xảy ra như:
- Vết châm cứu bị bầm tím: Điều này có thể là do bệnh nhân mắc các bệnh lý về đông cầm máu. Sau khi châm cứu, vết bầm tím thường xuất hiện ở vị trí châm kim, tình trạng không quá nguy hiểm và có thể phục hồi chỉ bằng cách chườm lạnh hoặc chườm nóng.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Nhổ răng khi mang thai có sao không?
- Khi châm cứu bị đau: Khi bác sĩ đâm kim vào huyệt đạo thì người bệnh khó tránh khỏi cảm giác đau đớn. Cơn đau thường biến mất trong vòng 24 giờ nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. Ngoài ra, với sự phát triển của y học cổ truyền và sự tiến bộ của công nghệ y tế, công nghệ châm cứu và kim đặc dụng ngày càng được cải tiến khiến quá trình châm cứu không gây đau đớn và chủ yếu chỉ gây cảm giác kích nhẹ ngoài da.
- Vết châm cứu sưng tấy: Chủ yếu là do bác sĩ châm cứu có thể không khử trùng kim trước khi châm cứu, khiến vết châm cứu bị nhiễm trùng và sưng tấy.
Có thể thấy rằng huyệt này có tác dụng rất tích cực đối với sức khỏe, đặc biệt trong điều trị các bệnh như dạ dày co thắt, đau thoái vị, rong kinh, táo bón. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, hỗ trợ rõ ràng, cụ thể.
Trên đây là những thông tin về vị trí và công dụng của huyệt Hoang Du. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại huyệt này cũng như biết cách kết hợp với các loại huyệt khác để góp phần điều trị bệnh.
Xem thêm:
- Những điều bạn cần biết về huyệt Hòa Liêu
- Huyệt Ẩn Bạch chữa bệnh gì bạn đã biết?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể