Bệnh quai bị là một trong những căn bệnh phổ biến trên toàn cầu và có tỷ lệ mắc bệnh cao ở những vùng dân cư đông đúc, mức sống thấp, có khí hậu mát hoặc lạnh thường xuyên. Dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao? Hiện nay đã có cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất chưa?
Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất và những biện pháp phòng ngừa
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến do virus gây nên. Bệnh quai bị còn được gọi với một tên gọi khác là bệnh viêm tuyến mang tai lây qua đường hô hấp. Bệnh nếu được điều trị kịp thời sẽ không dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất là gì? Làm sao để điều trị và liệu bệnh có gây ra vấn đề gì cho sức khỏe sau này không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Contents
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ảnh hưởng đến các tuyến nước bọt của con người. Bệnh phổ biến nhất là ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, tuy vậy không loại trừ người trưởng thành vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh quai bị tuy không phải là một căn bệnh nghiêm trọng và đã có vaccine hạn chế, nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị
Nguyên nhân gây bệnh của bệnh quai bị là virus mumps virus, thuộc họ Paramyxoviridae, lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp như tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết có chứa virus của người bệnh khi người bị nhiễm hắt hơi, ho,… sẽ phát tán các giọt bắn chứa virus.
Ngoài ra, virus cũng có thể lây qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc gần. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh quai bị có thể kéo dài từ 14 đến 21 ngày. Do thời gian ủ bệnh khá lâu nên việc nhận biết mắc bệnh quai bị cũng là điều khó khăn.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị là sưng đau tuyến nước bọt, khiến cho vùng má dưới mang tai phình ra ở một hoặc cả hai bên má. Một số biểu hiện thông thường của bệnh quai bị bao gồm:
- Sưng ở một hoặc cả hai bên mặt;
- Cảm giác đau ở phía sau hàm nhai;
- Sốt;
- Đau đầu, đau nhức cơ;
- Cơ thể mệt mỏi và cảm giác yếu ớt;
- Mất cảm giác ngon miệng.
Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh quai bị.
Biến chứng nếu không điều trị kịp thời
Rất hiếm trường hợp bị bệnh quai bị gặp phải biến chứng nhưng nếu có thường khá nghiêm trọng. Phần lớn các biến chứng quai bị liên quan đến tình trạng viêm và sưng ở một số bộ phận khác của cơ thể.
Khi mắc bệnh này, người bệnh có thể gặp phải các tình trạng viêm nội tạng như viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng ở phụ nữ và thậm chí là viêm tụy cấp. Quai bị không chỉ gây ra tình trạng viêm nhiễm nói trên mà còn các biến chứng nguy hiểm.
Những biến chứng khó lường như viêm cơ quan thần kinh như viêm màng não, viêm não, giảm khả năng nghe, viêm cơ tim hoặc viêm tụy và hội chứng Guillain-Barré. Đây là những tình huống cực kỳ hiếm gặp nhưng cũng rất nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu bệnh kể trên hay những bất thường đi kèm với dấu hiệu bệnh, hãy đến cơ sở khám chữa bệnh gặp bác sĩ ngay để có hướng dẫn và điều trị kịp thời.
Đâu là cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất?
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị cho bệnh quai bị cũng như chưa có phương pháp đặc trị đủ điều kiện để xem là cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất, hầu hết thường tập trung điều trị triệu chứng.
Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất là đưa người bệnh đến bác sĩ khám để được chẩn đoán chính xác và chỉ định các loại thuốc phù hợp. Sau khi phát hiện mắc quai bị, người bệnh sẽ được cách ly khoảng 2 tuần. Đối với những trường hợp mắc quai bị mức độ nhẹ có thể được cách ly và điều trị tại nhà theo hướng dẫn, thường xuyên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác.
Tìm hiểu thêm: Hormone DHT là gì? Những điều cần biết về DHT và rụng tóc
Một số biện pháp sau để hỗ trợ làm giảm triệu chứng, có thể khiến bạn cảm thấy khá hơn nhanh chóng như sau:
- Cơ thể cần thời gian để phục hồi, do đó nghỉ ngơi là rất quan trọng trong quá trình hồi phục.
- Một số trường hợp có thể sử dụng các thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen hoặc acetaminophen theo chỉ dẫn của bác sĩ, giúp giảm đau và hạ sốt.
- Áp dụng chườm nóng hoặc lạnh lên các vùng bị sưng có thể giúp giảm viêm và đau.
- Uống đủ lượng nước.
- Ăn thực phẩm mềm, không cần nhai nhiều như cháo, súp, canh,… có thể giúp giảm đau khi nhai.
- Tránh ăn thực phẩm có vị chua, như trái cây, nước ép cam quýt vì gây kích thích tiết nước bọt, từ đó làm tăng các cơn đau ở hàm.
Lưu ý rằng là hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý đổi thuốc. Bất cứ khi nào bạn muốn sử dụng thuốc khác, bài thuốc dân gian hoặc thay đổi chế độ ăn, bạn nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn. Nếu bạn cảm thấy triệu chứng không thuyên giảm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn để có phương án xử trí kịp thời.
Phương pháp phòng ngừa bệnh quai bị
Bên cạnh các cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất thì các phương pháp phòng ngừa cũng là điều đáng được quan tâm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm ngừa vaccine quai bị là một trong những cách phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả. Hiện nay, để giảm số lần tiêm và cải thiện quy trình tiêm phòng trở nên đơn giản hoá hơn, vaccine quai bị thường được tiêm ở dạng phối hợp 3 bệnh sởi – quai bị – rubella (MMR).
- Người lớn: Tiêm một liều duy nhất.
- Trẻ em: Trẻ 12 đến 18 tháng sẽ được tiêm mũi đầu tiên. Mũi thứ 2 có thể tiêm cách mũi đầu tối thiểu 1 tháng hoặc khi trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Đây chỉ là các cột mốc lý tưởng để trẻ tiêm ngừa, vì vaccine có thể tiêm ở bất kỳ thời điểm nào nên ba mẹ đừng quá lo khi bỏ lỡ thời gian trên.
Thông thường, mỗi người chỉ cần tiêm đủ hai liều MMR để đảm bảo có hiệu quả trong việc phòng ngừa quai bị. Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn đang sống trong khu vực có dịch quai bị thì có thể bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn tiêm thêm liều thứ 3 để nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Tiểu đường bị hoại tử chân: Nguyên nhân và cách điều trị
Bên cạnh việc tiêm vaccine dự phòng bệnh thì có thể phòng bệnh bằng các cách sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý hay các dung dịch xịt mũi, súc họng có tính kháng khuẩn.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đi làm, đi học hoặc ở nơi công cộng.
- Giữ môi trường sống, vật dụng sạch sẽ, thông thoáng. Đặc biệt là vật dụng, đồ chơi của trẻ.
- Bổ sung những thực phẩm bổ sung giúp tăng đề kháng có chứa multivitamin, kẽm, canxi như siro Kan Imunoglukan P4H Pleuran cho trẻ em, Kudos Daily cho người lớn,… theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được và thường diễn ra mà không có biến chứng nghiêm trọng do phần lớn mọi người đều đã tiêm ngừa vắc-xin. Tuy nhiên, để việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh quai bị và tiếp cận với các cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất, thì bạn cần quan tâm đến sức khoẻ của bản thân hơn, ngay khi thấy dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở khám bệnh nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể