Các tế bào hồng cầu trong máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các tế bào và mô thuộc các cơ quan trong cơ thể nhằm duy trì hoạt động sống hàng ngày. Do vậy, chỉ số hồng cầu phản ánh rất nhiều vấn đề của sức khỏe, bao gồm các bệnh lý tiềm ẩn. Vậy chỉ số hồng cầu bình thường là bao nhiêu? Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về các thông tin liên quan tới chỉ số này trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chỉ số hồng cầu bình thường là bao nhiêu? Nguyên nhân khiến chỉ số này bất thường
Vận chuyển oxy đến các tế bào và mô cơ của các cơ quan trong cơ thể là nhiệm vụ của tế bào hồng cầu. Xét nghiệm máu sẽ kiểm tra được số lượng tế bào hồng cầu trong máu. Vậy chỉ số hồng cầu bao nhiêu là bình thường? Nguyên nhân tại sao chỉ số hồng cầu bất thường và cách để duy trì chỉ số này luôn ổn định như thế nào? Kenshin sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Chỉ số hồng cầu bao nhiêu là bình thường?
Để đảm bảo hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể diễn ra bình thường thì thể tích máu luôn phải được duy trì đầy đủ, trong đó các tế bào hồng cầu cũng phải đạt ở ngưỡng cho phép. Các tế bào và mô ở các cơ quan trong cơ thể được cung cấp đầy đủ oxy cũng như chất dinh dưỡng cần thiết để phục vụ cho chức năng hoạt động hàng ngày thì cơ thể phải có đủ lượng hồng cầu cần thiết trong máu.
Chỉ số hồng cầu bao nhiêu là bình thường còn phụ thuộc vào giới tính. Theo đó, giữa hai giới tính là nam giới và nữ giới có sự khác nhau về chỉ số hồng cầu, cụ thể là:
- Nam giới: Trong máu có khoảng 4,2 triệu đơn vị/mm3 máu là chỉ số hồng cầu bình thường.
- Nữ giới: Trong máu có khoảng 3,8 triệu đơn vị/mm3 máu là chỉ số hồng cầu bình thường, thấp hơn so với nam giới.
Ngoài ra, số lượng hồng cầu không phải lúc nào cũng ổn định, chỉ số này sẽ thay đổi theo độ tuổi và từng thời điểm khác nhau trong một ngày.
Ở trẻ sơ sinh khi được khoảng 10 ngày tuổi thì chỉ số hồng cầu bình thường của bé rất cao (khoảng 5 triệu đơn vị/mm3 máu). Tuy nhiên, khi trẻ đạt mốc khoảng vài tháng tuổi thì chỉ số hồng cầu sẽ giảm xuống bằng với mức chỉ số của người trưởng thành. Bên cạnh đó, khi cơ thể vận động nhiều thì nhu cầu cần được cung cấp oxy của tế bào sẽ tăng lên và lượng hồng cầu cũng tăng theo.
Tương tự như những loại tế bào khác, tế bào hồng cầu cũng sẽ sống theo chu kỳ mà không có khả năng tồn tại vĩnh viễn. Sau khi các tế bào hồng cầu được sinh ra và lao động miệt mài khoảng từ 100 – 200 ngày thì các đại thực bào sẽ đến và tiêu hủy lứa tế bào hồng cầu già cỗi để nhường chỗ cho lứa tế bào hồng cầu mới được sinh ra.
Xét nghiệm công thức máu toàn phần là một phương pháp phổ biến được chỉ định để kiểm tra số lượng hồng cầu trong cơ thể. Bên cạnh việc xác định số lượng tế bào hồng cầu trong máu, thông qua đánh giá và phân tích các chỉ số khác của mẫu máu thu thập được sẽ tiết lộ nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến chỉ số hồng cầu bất thường và hậu quả
Số lượng hồng cầu trong máu tăng giảm bất thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi đó chỉ là sự thay đổi tạm thời, tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì chỉ số hồng cầu bất thường lại là một triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn và cần có sự can thiệp y tế. Cụ thể như sau:
Số lượng hồng cầu tăng cao bất thường
Hiện tượng số lượng hồng cầu trong máu giá tăng thường do những nguyên nhân như sau:
- Sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn khiến cho số lượng hồng cầu tăng. Chẳng hạn như thuốc lá, rượu bia,…
- Do mắc phải các bệnh lý như ung thư thận, xơ phổi, bệnh đa hồng cầu, bệnh tim bẩm sinh,…
Đôi khi hồng cầu trong máu cao một cách bất thường bắt nguồn từ điều kiện môi trường sống của mỗi cá nhân khác nhau. Điều này không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu số lượng hồng cầu trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép thì người bệnh cần hết sức lưu ý, bởi điều này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm và điển hình là đột quỵ hoặc vỡ mạch máu.
Số lượng hồng cầu giảm bất thường
Số lượng hồng cầu trong máu giảm bất thường có thể là do:
- Mắc phải bệnh lý về tủy, rối loạn tuyến giáp, thiếu máu, bệnh bạch cầu,…
- Chấn thương mạch máu, thiếu erythropoietin.
- Suy dinh dưỡng hoặc cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sản sinh máu như đồng, sắt, folate, vitamin nhóm B (B6, B12).
Hồng cầu bị suy giảm là tình trạng cần phải được khắc phục càng sớm càng tốt. Bởi tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe và có thể khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, mất ngủ thường xuyên, chân tay đau nhức. Nếu thường xuyên bị chóng mặt, khó thở, đặc biệt là khi vận động thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và kiểm tra chỉ số hồng cầu trong máu.
Làm thế nào để cải thiện chỉ số hồng cầu bất thường?
Trong trường hợp chỉ số hồng cầu chỉ có sự thay đổi nhẹ và không quá nghiêm trọng thì người bệnh chưa cần phải sử dụng thuốc hoặc truyền máu. Thay vào đó, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để đạt được mức chỉ số hồng cầu bình thường.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Khi xây dựng và áp dụng một thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh đưa chỉ số hồng cầu về mức ổn định. Bệnh nhân nên tập chung bổ sung các dưỡng chất như sau:
- Vitamin B12: Loại vitamin này có trong những loại thực phẩm như sữa, trứng, cá, ngũ cốc nguyên hạt…
- Chất sắt: Có trong các loại cá, thịt gia cầm, thịt đỏ, đậu Hà Lan, đậu khô, rau củ có màu xanh…
- Đồng: Chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong các loại động vật có vỏ, các loại hạt, thịt gia cầm.
- Uống nhiều nước, bổ sung khoảng 1,5 – 2 lít nước cho cơ thể, thậm chí là nhiều hơn nếu vận động nhiều.
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại đồ uống chứa nhiều cồn như rượu bia, cafein, chất kích thích và thuốc lá.
- Bổ sung nhiều loại hoa quả vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nhằm tăng cường các vitamin thiết yếu.
Tìm hiểu thêm: Bí kíp đối phó cảm cúm mùa hè hiệu quả
Duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học hơn
Một lối sống khoa học và lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện được quá trình tái tạo máu, nâng cao sức khỏe toàn diện. Bạn nên xây dựng và duy trì những thói quen tốt cho cơ thể bằng cách:
- Thường xuyên tập thể dục, vận động nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất để giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Giảm thiểu stress, căng thẳng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những căn bệnh tiềm ẩn, đặc biệt là các bệnh lý về máu.
- Theo dõi và kiểm soát tốt các bệnh lý nền có nguy cơ làm ảnh hưởng đến chỉ số hồng cầu trong máu.
>>>>>Xem thêm: Biến chứng sau cắt amidan cần thận trọng
Tóm lại, chỉ số hồng cầu bình thường sẽ giúp chúng ta có một sức khỏe tốt và ổn định, đồng thời tránh được nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý khác. Xét nghiệm máu thường được chỉ định nhằm đánh giá chỉ số hồng cầu trong máu. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc biết được chỉ số hồng cầu bao nhiêu là bình thường và biết làm thế nào để cải thiện chỉ số hồng cầu bất thường. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể