Bước qua tuổi 40 là giai đoạn gắn liền với thời kỳ suy giảm sức khỏe do sức đề kháng và khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm nhiều. Cùng tìm hiểu những bệnh dễ mắc sau tuổi 40 để có cách phòng tránh và chữa trị đúng cách.
Bạn đang đọc: Những bệnh dễ mắc sau tuổi 40
Sau tuổi 40, tình trạng sức khỏe đã bắt đầu suy yếu và những triệu chứng của bệnh ngày một rõ rệt. Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh sức mạnh của chúng ta cứ 10 năm lại suy giảm 10 – 20%, từ đó gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.
Tim mạch
Bước qua tuổi 40, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn
Bước qua tuổi 40, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn do xuất hiện những dấu hiệu tuổi tác như thường xuyên nhức đầu, rối loạn giấc ngủ. Điều này làm cho huyết áp bất thường dẫn đến bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch còn liên quan đến những bệnh khác như huyết áp, tiểu đường, khiến người bệnh thường cảm thấy đau ngực dữ dội, đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim do nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Ngoài ra phụ nữ sau 40 tuổi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh làm suy giảm những hormone nội tiết tố làm sức khỏe của trái tim giảm xuống, dẫn đến tình trạng có đến 42% phụ nữ phát bệnh tim trong độ tuổi 40.
Bệnh tim không thể phán đoán chính xác thông qua các triệu chứng đơn thuần, trong khi nam giới thường có các triệu chứng rõ ràng như đau tức ngực, thì phụ nữ lại có những dấu hiệu khó xác định bệnh hơn. Vì thế khi bước qua tuổi 40 bạn nên kiểm tra sức khỏe tim định kỳ như cholesterol, huyết áp, mức đường huyết khi đói..để phát hiện và điều trị bệnh tim kịp thời.
Xương khớp
Tìm hiểu thêm: Massage sau sinh và những lợi ích sức khỏe
Xương khớp là bộ phận thường xuyên chịu áp lực của cơ thể và nhanh suy yếu sau tuổi 40Xương khớp là bộ phận thường xuyên chịu áp lực của cơ thể, và áp lực này sẽ lặp đi lặp lại trong suốt quãng đời của chúng ta. Vì thế khi bước vào độ tuổi trung niên, xương khớp đã bắt đầu rệu rã khiến chúng ta thường xuyên đau khớp, cứng khớp và chuyển biến thành thoái hóa khớp và loãng xương.
Theo một cuộc khảo sát với 500 nữ và 170 nam trong độ tuổi từ 40 tuổi trở lên, kết quả xác nhận rằng có khoảng 40% cảm thấy đau khớp khi hoặc đau khi ngồi xổm, trong khi ở nam chỉ khoảng 20% xuất hiện triệu chứng này. Phụ nữ sinh đẻ nhiều và sau tuổi mãn kinh, nam giới văn phòng ngồi nhiều và chế độ ăn uống không hợp lý có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương sớm.
Vì thế khi khi xuất hiện những dấu hiệu đau khớp loãng xương thì nên điều trị với bác sĩ, duy trì một chế độ sinh hoạt, luyện tập và ăn uống hợp lý, thường xuyên vận động các khớp xương để hạn chế bệnh tái phát.
Sỏi thận
Khoảng một phần ba dân số nước ta bị mắc bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu hoặc sỏi thận, sỏi bàng quang nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng. Sỏi thận có thể gây ra nhiều vấn đề như nhiễm trùng và nghẽn dòng chảy nước tiểu, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và quan hệ vợ chồng hằng ngày. Đây là bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu thường gặp ở đàn ông từ 20 – 40 tuổi còn phụ nữ là từ 25 – 40 tuổi. nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống không điều độ dẫn đến dư thừa canxi hoặc có liên quan khí hậu và thời tiết nơi sinh sống, làm cho nước tiểu bị bão hòa và dễ bị kết tủa tạo sỏi trong thận hoặc bàng quang. Sỏi thận dạng nặng gây những đau đớn dữ dội từ hông lưng đến bụng dưới mặt trong đùi và đến bìu.
Để tránh tình trạng sỏi thận sau tuổi 40, bạn có nhờ sự tư vấn từ bác sĩ để có một chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi cũng như ăn mặn, ăn nhiều chất đạm.
Tiểu đường
Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường như vết thương lành chậm hơn do sự lưu thông máu bị gián đoạn, thường xuyên cảm thấy khát nước, tiểu nhiều và thường xuyên, đói nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1 và 2 ở Việt Nam rất cao, tiêu tốn khoảng 765 triệu USD cho điều trị bệnh tiểu đường và chiếm hơn 50% ở bệnh nhân trên 40 tuổi. Mắc bệnh tiểu đường làm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể kém đi, huyết áp tăng cao đột ngột khiến cho căn bệnh này xếp thứ 3 nguyên nhân gây tử vong hàng sau tim mạch và ung thư. Vì thế khi thấy xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ mắc tiểu đường thì bạn hãy đi làm xét nghiệm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Huyết áp
>>>>>Xem thêm: Đường ruột yếu làm sao để khỏe mạnh hơn?
Bệnh cao huyết áp ở tuổi trung niên được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”Huyết áp cao khi chỉ số của huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương dưới mức 90 mmHg, trong khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc giảm 25 mmHg được chẩn đoán là huyết áp thấp. Ở tuổi 40, sức bơm của tim và sức cản ở mạch máu gặp nhiều bất thường, gây ra những triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc chảy máu cam.
Bệnh cao huyết áp ở tuổi trung niên được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” khi những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi bệnh đã đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Nếu không kiểm soát huyết áp tốt thì có thể gây suy tim và đột quỵ và có th tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.
Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể