Phân biệt những loại mụn thường gặp trên da

Mụn là một trong những vấn đề về da gây đau đầu cho các bạn nữ, và thật ra cũng có rất nhiều loại mụn mà chúng ta cần phân biệt để có cách chữa trị kịp thời. 

Bạn đang đọc: Phân biệt những loại mụn thường gặp trên da

Mụn là kẻ thù của làn da vì chúng không những gây mất thẩm mỹ cho gương mặt mà còn dễ gây viêm nhiễm. Cùng tìm hiểu về các thể loại mụn trên da thường gặp nhé.

Mụn trứng cá

Phân biệt những loại mụn trên da 1Mụn trứng đá nếu không được điều trị kịp thời có thể triển thành viêm nhiễm nghiêm trọng

Mụn trứng cá là những loại mụn có kích thước nhỏ do những nang lông trên da bị tắc nghẽn bởi lượng dầu thừa và tế bào da chết. Mụn trứng cá được chia làm nhiều dạng như mụn đầu trắng, mụn đầu đen nổi ở nhiều bộ phận trên mặt, lưng cổ hoặc ngực. Mụn trứng đá nếu không được điều trị kịp thời có thể triển thành viêm nhiễm nghiêm trọng, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Nếu điều trị được khỏi mụn, mụn trứng cá vẫn có nguy cơ bị sẹo thâm, sẹo rỗ rất lớn. Nếu bạn thắc mắc mụn trứng cá có nên nặn không, thì việc nặn mụn đầu đen không bao giờ là tốt cả. Hành động này chỉ càng khiến cho mụn trở nên tệ hơn và có thể để lại sẹo. Cách tốt nhất để chữa trị mụn trứng cá là sử dụng những sản phẩm chuyên dụng và chăm sóc da từ sâu bên trong bằng chế độ ăn uống điều độ.

Mụn đầu đen

Tìm hiểu thêm: Xì hơi khi có kinh: Nguyên nhân và cách xử lý

Phân biệt những loại mụn trên da 2Mụn đầu đen có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi và rất khó chữa trị

Mụn đầu đen có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là nữ giới trong tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây mụn là do lỗ chân lông chứa nhiều dầu nhờn và tế bào da chết hình thành nên nhân mụn, khi da tiếp xúc với bụi bẩn và bị oxy hóa, nó sẽ đổi sang thâm đen. Chúng là những nốt mụn nhỏ hơi nhô trên bề mặt da, thường xuất hiện ở mũi và má là phổ biến nhất, ngoài ra lưng, ngực, cổ cũng có nguy cơ nổi mụn nếu không được chăm sóc vệ sinh đúng cách. Loại mụn này không gây đau nhức hoặc sưng đỏ nhưng lại là loại mụn khó chữa trị nhất, dễ tái đi tái lại và có thể tiến triển thành mụn bọc nếu không được điều trị đúng cách. Không được sờ tay lên vùng da bị mụn đầu, tự cậy nốt mụn bằng tay vì có thể để lại thâm sẹo trên da. Nếu bạn chọn cách nặn mụn đầu đen để hạn chế tình trạng mụn, phải tìm hiểu về cách chăm sóc đúng cách, hạn chế trang điểm, tránh tiếp xúc với khói bụi. Khi bị mụn đầu đen, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để xác định tình trạng da, nguyên nhân gây mụn đầu đen và có giải pháp điều trị tốt nhất phù hợp

Mụn bọc

Phân biệt những loại mụn trên da 3

>>>>>Xem thêm: Viêm xương vừng có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Khi bị mụn bọc bạn không nên tự nặn tại nhà vì rất nguy hiểm

Mụn bọc thường xuất hiện ở xung quanh cằm và vùng quanh miệng, ban đầu chỉ là những chấm đỏ hơi nổi cộm trên bề mặt da nhưng sau một vài ngày sẽ gây đau nhức, ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu.

Các dạng mụn bọc thường gặp như mụn bọc có nhân, mụn bọc không nhân và mụn bọc có mủ. Những loại mụn này xuất hiện thành từng, khi sờ vào thấy cứng và đau, nằm sâu trong da và nang lông nên thường rất lâu khỏi. Nếu không có cách điều trị kịp thời, mụn sẽ lây lan rộng ra mặt và dễ tái đi tái lại, hoặc những nốt mụn sẽ chuyển sang màu thâm đen khiến cho làn da trở nên không đều màu hoặc để lại sẹo rỗ sâu trên da.

Khi bị mụn bọc bạn không nên tự nặn tại nhà, vì nặn mụn không đúng cách có thể làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các nang lông dẫn đến tình trạng bùng phát mụn dữ dội hơn. Ngoài ra sau khi nặn mụn nếu bạn không có cách chăm sóc đúng sẽ để lại sẹo trên da. Vì vậy khi bị mụn bọc, bạn nên chăm sóc da sạch sẽ và đến những phòng khám da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Mụn ẩn

Mụn ẩn là một loại mụn khó chữa trị nhất, khi có nhân mụn nằm sâu bên trong nang lông, không gây viêm, nhưng sau một thời gian chúng sẽ mọc nhiều thành từng đám dày đặc, làm cho da trở nên sần sùi và thiếu sức sống. Loại mụn này không mọc hẳn lên bề mặt, khi nhìn vào chỉ thấy những nốt nhỏ li ti và đôi khi không thể thấy bằng mắt thường, chi khi lấy tay sờ lên da mặt mới cảm nhận được rõ sự tồn tại của chúng.

Mụn ẩn thường xuất hiện ở vùng da ở má, trán và dưới cằm, nhưng nơi dễ tích tụ bã nhờn, bụi bẩn gây nên mụn. Đây là một trong số những loại mụn để lại hậu quả khá nghiêm trọng cho da, nếu không điều trị đúng cách thì chúng có thể bị sưng viêm và để lại thâm sẹo. Điều trị mụn ẩn cần phải kiên trì trong thời gian dài, và cần sự trợ giúp của những sản phẩm chuyên dụng và theo chỉ dẫn của chuyên gia.

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng là một dạng nhẹ của mụn trứng cá, có thể dễ dàng bằng những loại sữa rửa mặt và thuốc đặc trị mụn có chứa benzoyl peroxide giúp giảm lượng dầu trong lỗ chân lông. Mụn đầu trắng hình thành khi các tế bào da chết, dầu và vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong các lỗ chân lông. Nếu như mụn đầu đen hình thành ở những bề mặt hở của lỗ chân lông thì mụn đầu trắng hình thành dưới bề mặt đóng kín.

Mụn đầu trắng thường bị nhầm lẫn với sợi bã nhờn – khi nặn nhân ra có dạng sợi dài, nhỏ màu trắng. Tuy nhiên sợi bã nhờn không phải mụn mà nó là một thành phần thiết yếu của da và được tạo ra bởi các tuyến bã nhờn.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *