Đo chức năng hô hấp hay còn được gọi là đo chức năng thông khí. Đây là một xét nghiệm được sử dụng để tầm soát, chẩn đoán cũng như theo dõi các bệnh lý về hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh phổi hạn chế. Vậy đo chức năng hô hấp ở đâu vừa an toàn vừa chính xác?
Bạn đang đọc: Đo chức năng hô hấp ở đâu uy tín? Chỉ định và chống chỉ định của đo chức năng hô hấp
Đo chức năng hô hấp giúp bác sĩ có thể tầm soát, chẩn đoán và theo dõi sự diễn tiến của các bệnh lý về hệ hô hấp. Vậy nghiệm pháp đo chức năng hô hấp là gì? Đo chức năng hô hấp ở đâu an toàn và chính xác? Trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên thông qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Contents
Đo chức năng hô hấp là gì?
Đo chức năng hô hấp là một kỹ thuật dùng máy đo các dòng khí khi hít vào và thở ra để tính được nhiều chỉ số về chức năng quan trọng của phổi. Hơn nữa, đây còn là một biện pháp được sử dụng trong chẩn đoán, theo dõi và đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của các bệnh lý hô hấp. Kỹ thuật này giúp ghi lại các thông số hô hấp có liên quan đến hoạt động của phổi để từ đó đánh giá hai hội chứng rối loạn thông khí là hạn chế và tắc nghẽn.
Ý nghĩa: Các chỉ số đo chức năng hô hấp cho biết thông tin chính xác về lưu thượng không khí được lưu thông trong phế quản và phổi, đồng thời cũng cho phép đánh giá về mức độ tắc nghẽn và mức độ nghiêm trọng của giãn phế nang.
Kết quả của đo chức năng hô hấp được thể hiện thông qua các con số cụ thể và bằng phần trăm so với giá trị của một người bình thường. Sau đó, các trị số đo được của chức năng hô hấp được biểu diễn dưới dạng một đường cong, trong đó một trục thể hiện số đo của các thể tích khí có trong phổi và một trục thể hiện số đo về lưu lượng khí lưu thông. Do vậy, đường cong này còn được gọi với cái tên là đường cong lưu lượng thể tích.
Đo chức năng thông khí là một thăm dò vừa đơn giản vừa không gây đau đớn cho người bệnh và hầu như không gây ra khó chịu hay tai biến.
Chỉ định của nghiệm pháp đo chức năng hô hấp
Đo chức năng hô hấp là một kỹ thuật cận lâm sàng được chỉ định trong trường hợp:
Chẩn đoán:
- Chẩn đoán các bệnh lý về hô hấp khi có các triệu chứng lâm sàng và sự bất thường trong kết quả xét nghiệm khác như khò khè, khó thở, ngồi thở, thở ra khó khăn, ho khan kéo dài, ho đờm kéo dài hoặc dị dạng lồng ngực.
- Đánh giá các dấu hiệu, triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ do bệnh lý hô hấp.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của bệnh trên chức năng của phổi.
- Sàng lọc những trường hợp có yếu tố nguy cơ đối với bệnh phổi.
- Đánh giá về tiên lượng bệnh trước phẫu thuật.
- Đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh trước khi thực hiện nghiệm pháp gắng sức.
Theo dõi và lượng giá về mức độ đáp ứng điều trị cũng như diễn tiến bệnh:
- Đánh giá can thiệp điều trị.
- Theo dõi sự ảnh hưởng của bệnh trên chức năng của phổi.
- Theo dõi các tác động của tiếp xúc yếu tố nguy cơ trên chức năng của phổi.
- Theo dõi phản ứng phụ của thuốc.
- Đánh giá mức độ của bệnh.
- Đánh giá bệnh nhân khi tham gia vào chương trình phục hồi chức năng.
- Đánh giá mức độ tàn tật: Bảo hiểm y tế, trong y khoa hoặc công nghiệp.
Tầm soát bệnh trên các đối tượng có nguy cơ cao:
- Người hút thuốc lá thường xuyên;
- Người sinh sống và làm việc trong môi trường khói bụi, chứa hóa chất độc hại.
Y tế công cộng: Khảo sát dịch tễ học về bệnh.
Đo chức năng hô hấp chống chỉ định khi nào?
Đối với những bệnh nhân có các đặc điểm sau đây thì chống chỉ định với đo chức năng hô hấp:
- Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính;
- Không rõ nguyên nhân ho ra máu;
- Phình động mạch chủ bụng và chủ ngực;
- Vừa qua đợt cấp của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
- Hen dưới 6 tuần;
- Tim mạch không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim dưới 3 – 6 tháng;
- Phẫu thuật mắt, ngực, bụng dưới 3 – 6 tháng;
- Đau ngực không rõ nguyên nhân;
- Đau thắt ngực không ổn định trong vòng 24 giờ;
- Lao phổi tiến triển;
- Xuất hiện triệu chứng của bệnh cấp tính như tiêu chảy, nôn;
- Người bị rối loạn thần kinh hoặc bệnh nhân không hợp tác.
Một số lưu ý cần biết khi đo chức năng hô hấp
Dưới đây là một số lưu ý cần biết khi thực hiện đo chức năng hô hấp, cụ thể là:
- Không sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc thuốc chẹn beta adrenergic trong vòng 6 giờ trước khi tiến hành đo chức năng hô hấp.
- Người bệnh đã ăn no sau 2 giờ.
- Sử dụng những đồ uống có cồn thì phải sau 4 giờ mới tiến hành đo chức năng thông khí.
- Vừa hút thuốc lá thì sẽ đo chức năng hô hấp sau 1 giờ. Do đó, tốt nhất là không nên hút thuốc trong 24 giờ trước khi đo.
Tìm hiểu thêm: Gentrisone có dùng được cho trẻ em không? Khi nào cần dùng Gentrisone?
Các bước tiến hành đo chức năng hô hấp
Người bệnh đo chức năng hô hấp theo 2 động tác chính như sau:
- Động tác thứ nhất: Hít vào và thở ra bình thường, sau đó người bệnh được yêu cầu hít vào sâu hết sức rồi thở ra hết sức.
- Động tác thứ hai: Hít vào và thở ra bình thường, sau đó người bệnh được yêu cầu hít vào hết sức và thở ra thật nhanh, mạnh, hết sức có thể, tiếp tục thở ra ít nhất trong vòng 6 giây.
Bác sĩ sẽ sử dụng các thông số (FVC và FEV1) để chẩn đoán đo chức năng hô hấp ở phổi. Các chỉ số này sẽ giúp xác định phổi của người bệnh đang hoạt động như thế nào. Vậy đo chức năng hô hấp ở đâu để đảm bảo độ chính xác và an toàn?
Đo chức năng hô hấp ở đâu?
Đo chức năng hô hấp ở đâu vừa chính xác vừa an toàn đang là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, bạn đọc có thể tham khảo một số địa chỉ đo chức năng thông khí an toàn và chính xác được Kenshin tổng hợp dưới đây:
- Bệnh viện Phổi Trung ương: Đo chức năng hô hấp ở đâu? Câu trả lời là bệnh viện Phổi Trung ương tại 463 Hoàng Hoa Thám – Vĩnh Phú – Ba Đình – Hà Nội. Đây là một bệnh viện chuyên khoa tuyến cao nhất về bệnh Lao và chuyên sâu trong khám cũng như điều trị bệnh lý hô hấp, trong đó có đo chức năng thông khí chính xác và an toàn.
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Một địa chỉ đo chức năng hô hấp uy tín ở Hà Nội không thể không kể đến là bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tại số 1B – Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Đây là địa điểm thăm khám bệnh tin cậy với chất lượng chuyên môn và chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Trong đó, khoa Nội Hô hấp của bệnh viện cũng đã khẳng định được uy tín đối với nhiều người khi ghi nhận nhiều lượt bệnh nhân thăm khám và điều trị tại đây.
- Bệnh viện Tâm Anh: Bệnh viện có địa chỉ tại 108 phố Hoàng Như Tiếp – Bồ Đề – Long Biên – Hà Nội. Đây là một địa chỉ uy tín và đáng tin cậy cho bệnh nhân muốn thăm khám với đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành Hô hấp. Trong đó, đo chức năng hô hấp là một kỹ thuật chẩn đoán được nhiều người bệnh đánh giá cao về tính chính xác và độ an toàn.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Khoa Nội phổi của bệnh viện Chợ Rẫy là một địa điểm thăm khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam. Bệnh viện có địa chỉ tại 201B Nguyễn Chí Thanh – phường 12 – quận 5 – Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Nhân dân 115: Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và điều trị bệnh lý hô hấp, cùng với đó là trang thiết bị máy móc hiện đại nên bệnh viện Nhân dân 115 được nhiều người bệnh tin tưởng. Bệnh viện có địa chỉ tại 527 Sư Vạn Hạnh – phường 12 – quận 10 – Hồ Chí Minh.
>>>>>Xem thêm: Những cây thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả cao và lành tính
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ thuật đo chức năng hô hấp, chỉ định và chống chỉ định của phương pháp này. Đồng thời, qua bài viết này, bạn đọc cũng đã biết được nên đo chức năng hô hấp ở đâu và lựa chọn cho bản thân địa chỉ thăm khám bệnh uy tín.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể