Cẩn trọng với nguy cơ của tình trạng mất nước ở người cao tuổi

Tình trạng mất nước ở người cao tuổi là một trong những vấn đề lớn cần được quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu về những điều cần cẩn rọng với nguy cơ của tình trạng mất nước ở người cao tuổi nhé!

Bạn đang đọc: Cẩn trọng với nguy cơ của tình trạng mất nước ở người cao tuổi

Nước là một thành phần thiết yếu đối với cơ thể con người và tình trạng mất nước có thể gây ra hệ lụy liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những điều cần cẩn trọng với nguy cơ của tình trạng mất nước ở người cao tuổi nhé!

Tìm hiểu về nguy cơ mất nước ở người cao tuổi

Ngoài chất lượng thực phẩm và tình trạng suy dinh dưỡng thì tình trạng mất nước ở người cao tuổi cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Dù là ở gia đình hay bệnh viện thì tình trạng mất nước cũng là một dấu hiệu nói lên việc chất lượng chăm sóc kém.

Người cao tuổi thường sẽ dễ bị tình trạng mất nước do những thay đổi sinh lý trong quá trình lão hóa. Tuy nhiên, điều này có thể trở nên phức tạp hơn bởi một số trạng thái bệnh tật, tinh thần và thể chất yếu ớt có thể sẽ làm tăng nguy cơ mất nước ở người cao tuổi. Cảm giác khát cũng là một trong những tình trạng liên quan đến tuổi tác và điều này có thể thấy rõ nhất ở những người bị bệnh Alzheimer hoặc những người đã bị đột quỵ. Điều này có nghĩa rằng, cảm giác khát ở người cao tuổi không được coi là một dấu hiệu của tình trạng mất nước.

can-trong-voi-nguy-co-cua-tinh-trang-mat-nuoc-o-nguoi-cao-tuoi-1

Tìm hiểu về nguy cơ mất nước ở người cao tuổi

Việc chức năng thận bị suy giảm cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng mất nước ở người cao tuổi. Bởi thận là cơ quan đóng vai trò chính trong quá trình điều tiết chất lỏng trong cơ thể. Và càng lớn tuổi, chức năng gan và phản ứng nội tiết tố chống lại sự mất nước cũng ngày càng giảm đi.

Tình trạng mất nước cũng rất phổ biến ở những người bị suy giảm nhận thức và thay đổi khả năng hoạt động. Những tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi như khó nuốt, chứng mất trí nhớ, khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường kém đều có liên quan đến việc hydrat hóa kém.

Khả năng mất nước cũng sẽ trở nên trầm trọng hơn khi người lớn tuổi sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng. Ngoài ra, việc uống không đủ chất lỏng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây mất nước mà chúng ta có thể ngăn ngừa được. Việc cơ thể không được bổ sung đủ lượng chất lỏng cần thiết có thể liên quan đến việc không có khả năng tự uống và khả năng tiếp cận với chất lỏng kém.

Các yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra tình trạng mất nước ở người cao tuổi bao gồm có tuổi lớn hơn, người cần được chăm sóc dài hạn, người bị suy giảm nhận thức, chức năng các cơ quan bị suy giảm và cần được hỗ trợ để cho ăn, người bị bệnh cấp tính, tiêu chảy, nôn mửa… Ngoài ra những người hay phiền muộn, sử dụng nhiều loại thuốc (đặc biệt là thuốc lợi tiểu)…

Cẩn trọng với nguy cơ của tình trạng mất nước ở người cao tuổi

Tình trạng mất nước có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Ngay cả khi tình trạng mất nước ở mức độ nhẹ cũng có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến hoạt động tinh thần và làm tăng cảm giác mệt mỏi. Một số chức năng tâm thần có thể bị ảnh hưởng do tình trạng mất nước như trí nhớ, sự chú ý, tốc độ phản ứng…

Khi cơ thể bị mất nước có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như huyết áp thấp, suy nhược cơ thể, chóng mặt, tăng nguy cơ bị té ngã… Bên cạnh đó, tình trạng mất nước ở người cao tuổi còn có thể gây ra những vết loét do bị tì đè và những bệnh lý về da.

Tìm hiểu thêm: Rỉ ối 3 tháng giữa cần phải làm gì?

can-trong-voi-nguy-co-cua-tinh-trang-mat-nuoc-o-nguoi-cao-tuoi-2

Cẩn trọng với nguy cơ của tình trạng mất nước ở người cao tuổi

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ cho đường tiết niệu và thận khỏe mạnh. Khi giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Việc cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tổn thương thận cấp tính.

Ngoài ra, việc uống không đủ nước còn gây ra triệu chứng táo bón. Đối với những trường hợp này, việc uống nhiều nước có thể làm tăng tần suất phân và làm tăng cường lợi ích của việc hấp thụ chất xơ trong cơ thể.

Dấu hiệu khi bị tình trạng mất nước ở người cao tuổi

Một trong những dấu hiệu phổ biến khi bị tình trạng mất nước là khô miệng, môi và lưỡi ; mắt trũng sâu ; da khô không đàn hồi ; buồn ngủ ; lú lẫn, mất phương hướng ; chóng mặt ; huyết áp thấp… Và theo nguyên tắc chung, khi cơ thể bị mất nước thì lượng nước tiểu cũng sẽ giảm và cô đặc hơn, màu sắc của nước tiểu cũng có thể là một chỉ dẫn hữu ích.

Nước tiểu không mùi và có màu nhạt: Điều này cho thấy rằng, khả năng quá trình hydrat hóa tốt
Nước tiểu có mùi đậm đặc: Đây là triệu chứng phổ biến của tình trạng mất nước. Tuy nhiên, cũng có nhiều khả năng việc sử dụng một số loại thuốc nhất định đã tạo ra màu sắc cho nước tiểu.

can-trong-voi-nguy-co-cua-tinh-trang-mat-nuoc-o-nguoi-cao-tuoi-3

>>>>>Xem thêm: Mãn kinh sớm ở tuổi 30: Nguyên nhân và dấu hiệu

Theo dõi lượng nước tiểu chính là một cách tốt để đảm bảo hydrat hóa tốt.

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất nước ở người cao tuổi?

Có rất nhiều cách để ngăn ngừa tình trạng mất nước ở người cao tuổi. Trong đó, việc nhận biết khi nào người lớn tuổi uống không đủ nước và giúp họ uống nhiều nước hơn cũng là điều mà bạn cần làm. Một số giải pháp có thể giúp cải thiện tình trạng này như:

  • Ưu tiên bổ sung chất lỏng và luôn sẵn sàng chất lỏng cung cấp thường xuyên trong ngày để bổ sung cho người cao tuổi
  • Đảm bảo nước có vị ngọt và trông ngon miệng, (có thể cho thêm vài lát chanh hoặc cam để làm tăng hương vị của nước).
  • Sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như cốc, ống hút để sử dụng khi cần thiết.

Trên đây là một số chia sẻ về những điều cần cẩn trọng với nguy cơ của tình trạng mất nước ở người cao tuổi. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc tốt cho những người lớn tuổi nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *