Dịch tụy có chức năng gì?

Nhiều người biết đến dịch tuỵ là dịch lỏng được tiết ra từ tuyến tuỵ với nhiều loại protein và enzyme cần thiết để tiêu hoá thức ăn. Nhưng thực chất vai trò của dịch tụy đối với cơ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Dịch tụy có chức năng gì?

Tuyến tụy là tuyến nội và ngoại tiết quan trọng của cơ thể. Đối với chức năng nội tiết, tuỵ giúp tiết ra insulin và glucagon để điều hoà đường huyết trong cơ thể. Còn đối với chức năng ngoại tiết được thực hiện bởi nang tụy, giúp bài tiết dịch tụy vào lòng ruột. Vậy vai trò của dịch tụy đối với cơ thể là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về tuyến tụy

Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng của cơ thể, là một tạng ở sau khoang phúc mạc, vị trí nằm ở phía trước khối cơ thành sau của ổ bụng, nằm bắt ngang qua cột sống với một đầu ở tá tràng và kết thúc ở nách.

Kích thước của tụy bao gồm chiều dài khoảng 15cm, cao khoảng 6cm và dày khoảng 3cm. Tuỵ có trọng lượng khoảng 80g, có màu trắng nhạt. Cấu tạo của tuỵ gồm có năm phần, bao gồm: Mỏm tụy, đầu tuỵ, cổ tụy, thân tụy và cuối cùng là đuôi tuỵ.

vai-tro-cua-dich-tuy-doi-voi-co-the 1.webp

Tuyến tuỵ đóng vai trò nội tiết và ngoại tiết đối với cơ thể

Tuyến tụy giữ vai trò thiết yếu trong hoạt động chuyển hoá thức ăn được đưa vào cơ thể thành năng lượng sử dụng cho hoạt động của các tế bào. Tuyến tụy giữ hai chức năng chính đó là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết:

Chức năng nội tiết

Giúp duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định không đổi. Các tế bào thực hiện nhiệm vụ này nằm ở đảo nhỏ tuỵ. Khi nồng độ glucose trong máu giảm thấp, các tế bào alpha sẽ được kích thích để tiết ra glucagon làm tăng đường huyết. Ngược lại, khi nồng độ glucose trong máu tăng cao, các tế bào beta sẽ được kích thích để tiết ra insulin làm giảm lượng glucose. Ngoài ra, các tế bào delta trong đảo tuỵ cũng có khả năng tiết ra somatostatin để giải phóng insulin và glucose vào máu.

Chức năng ngoại tiết

Tuyến tụy sẽ tiết ra dịch tụy giúp tiêu hóa thức ăn. Sau khi thức ăn được đưa vào dạ dày, dịch tuỵ sẽ được giải phóng vào hai ống tuỵ là ống tụy chính và ống tụy phụ. Ống tụy chính sẽ kết hợp với ống mật chung để giải phóng dịch tụy và dịch mật vào phần đầu của ruột non (hay còn gọi là tá tràng). Các thành phần có trong dịch tụy và mật tuỵ giúp tiêu hoá các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như protein, lipid, tinh bột…

Thành phần và chức năng của dịch tụy đối với cơ thể

Các nang tuyến tụy sẽ đóng vai trò bài tiết enzyme tiêu hoá, các ống tuyến dẫn ra các nang tụy sẽ bài tiết ra muối bicarbonat. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1000ml dịch tụy được tiết ra để tiêu hoá thức ăn.

Trong dịch tụy có chứa nhiều loại enzyme mà có khả năng tiêu hoá gần như tất cả các thành phần có trong thức ăn, đó là enzyme tiêu hóa carbohydrate, protein và lipid. Đa số các loại enzyme được sản xuất và bài tiết dưới dạng tiền enzyme chưa có khả năng hoạt động.

Khi các loại tiền enzyme này tiếp xúc với enzyme enterokinase ở diềm bàn chải của tế bào ruột sẽ được chuyển hóa thành dạng hoạt động, lúc này enzyme đã có thể hoạt động để chuyển hoá các chất dinh dưỡng thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Ung thư da thường gặp ở độ tuổi nào?

vai-tro-cua-dich-tuy-doi-voi-co-the 2.webp
Dịch tuỵ chứa nhiều loại enzyme giúp tiêu hoá đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn

Các loại enzyme tiêu hóa có trong dịch tụy bao gồm:

Enzyme để tiêu hóa carbohydrate

Trong dịch tụy có chứa các loại enzyme amylase, maltase để tiêu hoá các loại oligosaccharide, trisaccharide (hay còn gọi là maltotriose), disaccharide (hay còn gọi là maltose) và polysaccharide (trừ cellulose), đến cuối cùng sẽ đều tạo ra monosaccharide (hay còn biết đến là glucose) để cung cấp năng lượng cho sự sống.

Enzyme để tiêu hoá protein

Các loại tiền enzyme được tuyến tụy bài tiết ra gồm có trypsinogen, chymotrypsinogen, ribonuclease, deoxyribonuclease, procarboxypeptidase, proelastase sẽ đổ vào tá tràng. Dưới tác dụng của enzyme enterokinase, trypsinogen sẽ được chuyển hoá thành trypsin, sau đó trypsin sẽ có nhiệm vụ chuyển hoá các tiền enzyme còn lại thành dạng hoạt động đó là chymotrypsin, ribonuclease, deoxyribonuclease, carboxypeptidase, elastase để thuỷ phân các chuỗi protein thành chuỗi ngắn. Sau đó, enzyme trong ruột sẽ thuỷ phân các chuỗi peptide ngắn này thành các acid amin để cơ thể hấp thu.

Các loại enzyme tiêu hoá lipid

Các loại enzyme thuỷ phân lipid gồm có lipase, cholesterol ester hydrolase là các hợp chất tan trong nước vì vậy nó chỉ có thể phân giải bề mặt của các hạt lipid. Bởi lý do này, để thuỷ phân được lipid thì trước tiên nó phải được nhũ hoá bởi dịch mật.

Trong dịch mật có chứa muối mật và lecithin giúp làm giảm sức căng bề mặt của các hạt lipid, kết hợp với sự co bóp của ruột làm cho các hạt lipid vỡ ra thành các hạt nhỏ hơn, giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa lipid và enzyme, từ đó thuận lợi hơn cho quá trình thuỷ phân lipid. Lipase sẽ thuỷ phân lipid đã được nhũ tương thành triglyceride rồi thành monoglyceride và acid béo.

Trong khi cholesterol ester hydrolase sẽ xúc tác để chuyển hoá cholesterol ester thành cholesterol và acid béo. Ngoài ra còn có phospholipase A2 sẽ tác dụng với lecithin có trong dịch mật để tạo thành lysolecithin.

Cơ chế điều hoà bài tiết dịch tuỵ

Điều hoà bài tiết dịch tụy theo hai cơ chế, đó là cơ chế thần kinh và cơ chế nội tiết. Có ba giai đoạn để bài tiết dịch tuỵ:

  • Giai đoạn đầu: Sau khi nhìn, ngửi hoặc nhai, nuốt thức ăn, dây thần kinh số 10 sẽ kích thích tiết ra acetylcholin để kích thích bài tiết enzyme vào nang tuỵ. Ở giai đoạn này, dịch tụy chứa rất nhiều enzyme quan trọng.
  • Giai đoạn dạ dày: Khi dạ dày được lấp đầy bởi thức ăn và căng lên, nó sẽ kích thích cung phản xạ dài của dây thần kinh số 10. Lúc này acetylcholin sẽ được tiết ra kích thích cả tế bào nang tụy và ống tụy để tiết enzyme. Lúc này lượng enzyme sẽ được tiết ra nhiều hơn so với lượng bicarbonate.
  • Giai đoạn ruột: Dịch tụy được tiết ra nhiều nhất ở giai đoạn này, chiếm khoảng 70 – 80%.

vai-tro-cua-dich-tuy-doi-voi-co-the 3.webp

>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là gì? Có nguy hiểm không?

Cơ chế thần kinh và cơ chế nội tiết sẽ điều hoà hoạt động bài tiết dịch tuỵ

Cơ chế tự bảo vệ của tuỵ trước tác động của dịch tiêu hoá

Các ion bicarbonate đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp trung hòa acid từ dạ dày xuống tá tràng để bảo vệ ruột trước tác động của acid. Ngoài ra, tụy còn có cơ chế tự bảo vệ trước các tác động của dịch tiêu hoá, bao gồm:

  • Hầu hết enzyme từ tuyến tuỵ tiết ra đều ở dạng tiền chất, cần phải có xúc tác của enzyme có trong ruột xúc tác mới chuyển thành dạng hoạt hoá, lúc đó enzyme mới cho tác dụng.
  • Các loại enzyme tiêu hoá thức ăn đều được bao bọc trong các hạt zymogen của tế bào nang để bảo vệ tuỵ trước tác động của dịch tiêu hoá.
  • Ngăn chặn sự hoạt hoá sớm enzyme trypsinogen thành trypsin, các tế bào nang của tuỵ sẽ tổng hợp và bài tiết chất ức chế trypsin. Bởi khi trypsin được hình thành thì các enzyme thuỷ phân protein và enzyme phospholipase A2 cũng sẽ được hoạt hoá, gây tổn thương có các tế bào của tuỵ, phát vỡ mô tuỵ và các mô xung quanh khác.

Trên đây là những thông tin quan trọng về dịch tuỵ cũng như vai trò của dịch tụy đối với cơ thể. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và tiêu hoá thức ăn trong cơ thể, từ đó có những kế hoạch sống khoa học hơn, giúp cơ thể phát triển toàn diện và an toàn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *