Sốc chấn thương là một khái niệm khá mới lạ đối với nhiều người, cùng Kenshin theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thêm về sốc chấn thương nhé.
Bạn đang đọc: Sốc chấn thương là gì? Có mấy loại sốc chấn thương?
Sốc chấn thương cần được phát hiện để có thể xử trí kịp thời vì nó có thể gây ra suy hô hấp, suy tuần hoàn một cách nhanh chóng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Contents
Sốc chấn thương là gì?
Sốc chấn thương là hiện tượng toàn bộ các cơ quan và chức năng của cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp và tuần hoàn bị suy sụp hoàn toàn, làm ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của các cơ quan khác. Đây là tình trạng xảy ra sau khi bệnh nhân bị chấn thương mổ hoặc bỏng và đi kèm với những triệu chứng đặc trưng như: Lưu lượng tim giảm, suy giảm hệ tuần hoàn, cơ thể bị thiếu oxy. Sốc chấn thương gồm có nhiều loại:
- Sốc cương: Đây là triệu chứng xảy ra trong khoảng 30 phút đầu với những triệu chứng mạch đập nhanh, thở gấp, tăng huyết áp,…
- Sốc nhược: Đây là hiện tượng suy giảm phản ứng của toàn thân khi hệ thần kinh trung ương bị ức chế, nó có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng gây khó khăn cho việc tiên lượng và điều trị bệnh.
- Sốc phục hồi và không phục hồi: Nó xảy ra khi cơ thể bị thiếu oxy trong quá thời gian khá dài. Sốc phục hồi hay không phục hồi phụ thuộc vào tình trạng tổn thương của các cơ quan quan trọng và việc cung cấp máu. Các tổn thương sẽ bắt đầu từ não rồi lan đến các cơ quan khác.
Các loại sốc chấn thương
Sốc chấn thương đa số xảy ra sau chấn thương do nhiều lý do khác nhau như: Mất máu, tháo bỏ garo, chấn thương vùng bụng và vết thương ở bụng, máu tụ sau phúc mạc, chấn thương vùng ngực phổi,…
Sốc chấn thương do mất máu
Xảy ra khi máu mất ra ngoài, chảy máu đường tiêu hóa nhất là ở dạ dày, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, vỡ tử cung, thương tổn các mạch máu ở cổ và chi; vỡ tim, gan, lách, đứt các mạch máu lớn trong ổ bụng; gãy xương lớn như xương đùi,… Nếu máu bị mất trên 30% khối lượng máu của cơ thể thì mới gây nên sốc, tuy nhiên cũng có khi do phản ứng co mạch bù trừ nên dù mất 30% khối lượng máu của cơ thể sẽ vẫn có thể chưa xuất hiện sốc. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện tùy theo khối lượng và tốc độ máu bị mất. Các biến chứng ở các phủ tạng có thể thấy sớm ngay trong giai đoạn đầu và kéo dài về sau khi sốc đã phục hồi.
Sốc chấn thương do tháo garo
Thường xuất hiện trong các trường hợp đặt garo lâu trên 2 giờ được tháo ra. Nếu garo đặt ở vị trí cao và siết mạnh, đồng thời khối chi lớn và thời gian đặt càng lâu thì sốc xuất hiện càng nặng. Sốc xuất hiện khoảng 10 đến 30 phút sau khi garo được tháo là biểu hiện của triệu chứng hạ huyết áp động mạch, mạch đập nhanh và yếu, thở gấp, thân nhiệt hạ, da tái đi và toát mồ hôi. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Sốc do chấn thương ngực, phổi
Ngoài nguyên nhân là mất máu, sốc chấn thương còn có thể do rối loạn hô hấp, chèn ép tim làm kích thích các trung tâm phản xạ thần kinh ở phổi, màng phổi và cuống phổi. Khi bị đứt các mạch máu ở lồng ngực gây mất nhiều máu thì tình trạng sốc xảy ra ngay và thậm chí dẫn đến tử vong. Việc rối loạn thông khí còn do đau, hô hấp bị đảo ngược, tăng tiết đờm dãi làm cho tình trạng sốc xảy ra rất phức tạp và nặng nề. Tình trạng sốc sẽ phức tạp hơn ở những trường hợp bị đa chấn thương do có nhiều thương tổn và lâm vào tình trạng sốc rất nặng như chấn thương sọ não, vỡ gan thì tỉ lệ tử vong cực cao.
Tìm hiểu thêm: Loại thuốc tránh thai nào không tăng cân? Lựa chọn hiệu quả cho phụ nữ
Sốc do chấn thương vùng bụng và vết thương ở bụng
Triệu chứng sốc do chấn thương bụng thường thấy rõ, nhưng một số trường hợp triệu chứng sốc xảy ra âm thầm, chỉ thấy rõ khi đổi tư thế, khi thăm khám, nhất là khi phẫu thuật vùng ổ bụng.
Sốc chấn thương do máu tụ sau phúc mạc
Thường rất phức tạp vì thương tổn các cơ quan sau phúc mạc có thể gây chảy máu nhiều như: vỡ gan, vỡ thận, vỡ xương chậu, vỡ tĩnh mạch chủ dưới và động mạch mạc treo, vỡ tụy tạng,… Sốc có thể còn do phản xạ thần kinh vì sau phúc mạc là vùng nhiều đám rối thần kinh tạng hoặc dây thần kinh giao cảm,… Khối máu tụ nhiều sau phúc mạc còn gây trướng bụng và cản trở hô hấp làm cho tình trạng sốc nặng hơn.
Xử lý khi bị sốc chấn thương như thế nào?
Khi các trường hợp sốc chấn thương được đưa vào bệnh viện, các bác sĩ phải kịp thời xử lý can thiệp cấp cứu theo trình tự bằng những biện pháp quan trọng như: Đo mạch, đo huyết áp động mạch, điều chỉnh các rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn, tiết niệu, chống đau và chống nhiễm khuẩn, chống, đông máu,… Sau đó phải thăm khám toàn diện để phát hiện đầy đủ nguyên nhân gây sốc chấn thương tiềm tàng và có biện pháp khắc phục kịp thời. Lưu ý duy trì việc đảm bảo cho hô hấp, thận và tuần hoàn tốt, truyền máu và dịch với tốc độ phù hợp. Đồng thời phải phẫu thuật tùy theo từng trường hợp để giải quyết nguyên nhân gây sốc trong điều kiện cho phép và bảo đảm an toàn.
>>>>>Xem thêm: Myoglobin là gì? Xét nghiệm myoglobin để chẩn đoán vấn đề tim mạch
Qua bài viết trên, chúng tôi đã mang đến cho bạn các thông tin xoay quanh vấn đề sốc chấn thương. Việc nhận biết các dấu hiệu sốc chấn thương sẽ giúp cho việc điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới do đâu?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể