Phương pháp chữa vảy nến bằng tế bào gốc có tốt không?

Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến và không còn xa lạ với nhiều người. Vậy triệu chứng của bệnh thế nào, phương pháp điều trị thông thường và phương pháp chữa vảy nến bằng tế bào gốc có ưu nhược điểm ra sao. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu ở bài viết phía dưới nhé!

Bạn đang đọc: Phương pháp chữa vảy nến bằng tế bào gốc có tốt không?

Ngày nay, với sự phát triển ngày càng hiện đại, tiên tiến của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh vảy nến từ lâu đời, các nhà khoa học đã tìm tòi, nghiên cứu ra phương pháp điều trị mới như chữa vảy nến bằng tế bào gốc. Phương pháp này mang lại sự mới mẻ cho nhiều người bệnh và thắc mắc liệu phương pháp này có tốt không? Hiệu quả thế nào và giá thành ra sao?

Bệnh vảy nến có thể điều trị dứt điểm được hay không?

Triệu chứng của bệnh vảy nến thường xuất hiện ngẫu nhiên và có thể kéo dài trong nhiều năm. Những mảng da màu đỏ, bong tróc ở bề mặt, dày sừng và giới hạn rõ ràng với các vùng da xung quanh là dấu hiệu của căn bệnh này. Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở khắp các vùng da trên cơ thể như da vùng lưng, bụng, mặt, tay chân, vùng kín,… thậm chí là móng, niêm mạc mắt, lưỡi.

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh vảy nến chưa có thuốc trị dứt điểm. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh phải sống chung với nó cả đời. Vì đây là bệnh mãn tính, nên chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và trì hoãn đợt khởi phát của chu kỳ tiếp theo, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, sinh hoạt bình thường và ngăn ngừa biến chứng.

Phương pháp chữa vảy nến bằng tế bào gốc có tốt không? 2.webp

Bệnh vảy nến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Người bị vảy nến nếu không được điều trị sớm hay điều trị không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Vảy nến có thể diễn biến thành chàm hóa, lichen hóa, bội nhiễm hay nghiêm trọng hơn là ung thư da.
  • Da toàn thân bị đỏ
  • Ở người bệnh viêm khớp vảy nến, khi bệnh tiến triển nặng mà không được điều trị, ở đầu xương bị mất vôi, sụn bị hủy hoại kèm theo tổn thương xương, làm biến dạng khớp, dính khớp cột sống, cứng khớp.

Các phương pháp điều trị vảy nến bao gồm điều trị bằng thuốc hoặc điều trị không dùng thuốc:

Điều trị bằng thuốc: Có thể dùng cách bôi thuốc hoặc kem chứa corticosteroid, dẫn xuất chứa vitamin D,… Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể được chỉ định uống hoặc tiêm.

Điều trị không dùng thuốc: Bao gồm có liệu pháp ánh sáng, liệu pháp laser. Liệu pháp ánh sáng thường không gây đau đớn, tuy nhiên, liệu pháp này sử dụng tia cực tím A, nếu chiếu tia không đúng có thể làm tăng ung thư da. Liệu pháp laser không gây đau nhưng có thể bị đỏ và phồng rộp nhẹ.

Tìm hiểu về phương pháp chữa vảy nến bằng tế bào gốc

Tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự biệt hoá, hay có thể hiểu là có thể chuyển đổi thành những tế bào chuyên biệt khi cơ thể cần như tế bào cơ, tim, xương, máu,… Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân chia tế bào gốc thành hai loại tế bào gốc cơ bản là phôi thai và tế bào trưởng thành. Cụ thể:

Tế bào gốc phôi thai: Loại tế nào này được lấy từ phôi nang 4 – 5 ngày tuổi (phôi thừa từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF). Tế bào này có khả năng chuyển hóa để trở thành bất kỳ tế bào đặc biệt nào đúng với mục đích mà cơ thể yêu cầu. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu nhận định rằng tế bào gốc phôi là tế bào mạnh nhất trong tất cả các loại.

Tế bào gốc trưởng thành: Những tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy trong cơ thể động vật có vú phát triển khi giai đoạn bào thai đã diễn ra trước đó. Tế bào này còn được gọi là dạng tế bào gốc đa năng. Chúng không có khả năng biến đối thành mọi dạng tế bào nào, tế bào gốc trưởng thành chỉ có thể biến đổi thành một số loại tế bào nhất định.

Tìm hiểu thêm: Vì sao phụ nữ lại dễ bị viêm cổ tử cung mãn tính? Cách phòng bệnh hiệu quả

Phương pháp chữa vảy nến bằng tế bào gốc có tốt không? 3.webp
Tế bào gốc có khả năng tự biệt hoá thành những tế bào chuyên biệt

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc là một trong những phương pháp điều trị còn mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên, việc ứng dụng điều trị bệnh bằng những dạng tế bào gốc hiện nay đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ.

Cơ chế của phương pháp chữa vảy nến bằng tế bào gốc là tác động đến các tế bào gốc bị lỗi, đã tăng sinh biểu bì quá mức tạo ra các mảng da dày sừng, bong tróc. Phương pháp này nhằm mục đích tạo ra các tế bào gốc khoẻ mạnh để khôi phục dần làn da của người bị vảy nến.

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc có an toàn và hiệu quả không?

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc là phương pháp được các nhà khoa học đánh giá có kết quả khả quan vì là phương pháp tương đối an toàn và ít xâm lấn. Sau khi cấy các tế bào gốc khoẻ mạnh này vào cơ thể và kích thích chúng một cách phù hợp, chúng sẽ tăng trưởng, phát triển. Sau đó sẽ tiến hành sửa chữa những tế bào tổn thương, kích thích làn da phục hồi. Đồng thời sẽ ức chế hệ miễn dịch nhằm hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đang được đánh giá bước đầu và xếp vào phương pháp điều trị tiềm năng, vì chưa có những nghiên cứu rõ ràng về rủi ro và nguy cơ, bệnh cạnh đó, chi phí điều trị phương pháp này cũng không hề thấp.

Nếu quan tâm đến phương pháp điều trị này, người bệnh có thể gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tình trạng và nhận sự tư vấn cụ thể. Bởi không phải tình trạng bệnh vảy nến nào cũng có thể đưa vào điều trị với tế bào gốc. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp.

Phương pháp chữa vảy nến bằng tế bào gốc có tốt không? 4.webp

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về hội chứng đông đặc phổi

Các bài thuốc dân gian trong điều trị vảy nến

Với những thông tin được chia sẻ trong bài, mong rằng sẽ giúp cho người bệnh có được những thông tin hữu ích về vấn đề chữa vảy nến bằng tế bào gốc. Ngoài những phương pháp điều trị trên, không ít người bệnh tìm đến các bài thuốc dân gian với các thành phần thảo dược thiên nhiên như: Sử dụng lá muồng trâu trị vảy nến, cây lược vàng, lá trầu không, xuyên tâm liên,… Dù là điều trị bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu và nghiêm túc tuân theo hướng dẫn điều trị để mang lại kết quả tốt nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *