Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với triệu chứng điển hình là sốt và đau nhức. Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị sốt xuất huyết mà chỉ sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh. Vậy người bệnh nên sử dụng thuốc gì? Không được sử dụng thuốc gì khi bị sốt xuất huyết?

Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì?

Trong bài viết dưới đây Kenshin sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết không được uống thuốc gì và một số lưu ý trong quá trình điều trị để người bệnh nhanh hồi phục, tránh bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây và áp dụng ngay nhé!

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang virus Dengue.

Bệnh sốt xuất huyết gặp ở mọi đối tượng, đặc trưng bởi các triệu chứng giống cúm nghiêm trọng, sốt xuất huyết ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ em cũng như người lớn và có thể gây tử vong. Biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết thay đổi theo độ tuổi của bệnh nhân. Một người bị sốt cao ở khoảng 40℃, kèm theo bất kỳ hai triệu chứng nào sau đây có thể bị sốt xuất huyết:

  • Đau đầu dữ dội;
  • Đau hốc mắt;
  • Buồn nôn ói mửa;
  • Đau cơ và khớp;
  • Phát ban.

Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 – 7 ngày. Sốt xuất huyết có thể tiến triển thành sốt xuất huyết nặng, một số biến chứng nguy hiểm như thoát huyết tương, suy hô hấp, xuất huyết nghiêm trọng và suy nội tạng.

Các dấu hiệu cảnh báo cần chú ý xảy ra 3 – 7 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên là tình trạng tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, đau bụng dữ dội, nôn mửa dai dẳng, thở nhanh, chảy máu nướu răng, nôn ra máu, vật vã, li bì.

Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì? 1

Sốt xuất huyết lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang virus Dengue

Sốt xuất huyết không được dùng thuốc gì?

Bệnh nhân sốt xuất huyết sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt để điều trị triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không phải mọi loại thuốc có công dụng giảm đau và hạ sốt đều sử dụng được cho bệnh nhân mắc chứng sốt xuất huyết. Vậy sốt xuất huyết không được uống thuốc gì?

Một số loại thuốc chống chỉ định trong điều trị sốt xuất huyết như sau:

  • Aspirin: Là thuốc có công dụng giảm đau, hạ sốt cho người bệnh. Tuy nhiên, Aspirin còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, ngăn cản hình thành cục máu động, dự phòng huyết khối. Với bệnh nhân sốt xuất huyết số lượng tiểu cầu thường giảm mạnh, sử dụng Aspirin sẽ làm tình trạng xuất huyết trầm trọng thêm và gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.
  • Ibuprofen: Là thuốc kháng viêm có công dụng giảm đau hạ sốt cho người bệnh. Tuy nhiên, không được sử dụng Ibuprofen trong điều trị sốt xuất huyết. Nguyên nhân chính là do thuốc ảnh hưởng đến chức năng đông máu, bệnh nhân sau khi dùng sẽ dễ bị xuất huyết trong hay tổn thương mạch máu.
  • Analgin: Là thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt cho người bệnh. Tuy nhiên, không được sử dụng Analgin trong điều trị sốt xuất huyết. Nguyên nhân chính là do thuốc ảnh hưởng đến chức năng đông máu, gây xuất huyết.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Bệnh nhân sốt xuất huyết không được phép dùng thuốc kháng viêm không steroid vì chúng có khả năng ngăn chặn tập kết tiểu cầu như Aspirin. Khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân xuất huyết sẽ khó cầm máu, gây mất máu nghiêm trọng.

Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì? 2

Không được dùng Aspirin cũng như các thuốc kháng viêm không steroid khi bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết dùng thuốc gì để điều trị?

Ngoài thắc mắc về sốt xuất huyết không được dùng thuốc gì, chắc hẳn bạn cũng muốn tìm hiểu rằng dùng thuốc gì để điều trị sốt xuất huyết. Hiện nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết nhưng các biện pháp chăm sóc hỗ trợ có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc sốt xuất huyết, bạn cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Phần lớn các trường hợp hợp đều được điều trị ngoại trú và phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

Đầu tiên với triệu chứng sốt cao và đau nhức, chỉ có thể sử dụng paracetamol để giảm đau, hạ sốt cho người bệnh, liều dùng từ 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4 – 6 giờ. Nên lưu ý sử dụng dạng bào chế phù hợp ở đối tượng trẻ em, khi cần thiết phải phối hợp nhiều dạng thuốc khác nhau (như thuốc bột pha uống hoặc sirô thuốc uống khi trẻ thức kèm thuốc đặt hậu môn khi trẻ ngủ). Bên cạnh đó, khi bệnh nhân sốt cao kéo dài sẽ gây ra tình trạng mất nước và chất điện giải, người bệnh cần cù dịch bằng cách sử dụng Oresol. Nên lưu ý pha Oresol đúng cách, đúng liều lượng để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.

Đối với bệnh nhân nôn nhiều hoặc không thể bù dịch bằng đường uống, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch bằng Ringer lactate, Ringer acetate hoặc NaCl 0,9% cho người bệnh.

Ngoài ra, cho đến nay một loại vắc xin (Dengvaxia) đã được phê duyệt và cấp phép ở một số quốc gia. Tuy nhiên, chỉ những người có bằng chứng nhiễm sốt xuất huyết trước đây mới có thể sử dụng để giúp bảo vệ chống lại bệnh sốt xuất huyết.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bị mụn lưng bạn cần biết để phòng tránh

Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì? 3
Chỉ được dùng paracetamol để hạ sốt khi bị sốt xuất huyết

Lưu ý đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu không được kiểm soát, đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh do bị muỗi đốt. Phần lớn những bệnh nhân đã mắc sốt xuất huyết đều có thể chữa khỏi. Chỉ một phần nhỏ người bệnh xuất hiện biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh nên rất dễ gây tâm lý chủ quan. Với người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn có thể bị sốc hoặc trụy tim.

Ngoài lưu ý về việc sốt xuất huyết không được uống thuốc gì, người bệnh cần:

  • Nghỉ ngơi, không ra gió, không tắm nước lạnh, chỉ nên vệ sinh thân thể bằng cách lau người bằng nước ấm.
  • Bổ sung nhiều chất lỏng, nhiều vitamin.
  • Sử dụng acetaminophen (paracetamol) để hạ sốt.
  • Theo dõi các triệu chứng nghiêm trọng và liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có màu đen, nâu, đỏ vì khó nhận biết được tình trạng xuất huyết tiêu hóa khi bệnh nhân bị nôn hoặc phân đi ngoài có màu tối.
  • Tránh ăn trứng, thực phẩm dầu mỡ, đồ cay nóng vì sẽ làm tình trạng sốt lâu khỏi, bệnh lâu hồi phục.

Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì? 4

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ dễ nhận biết

Người bệnh sốt xuất huyết cần phải nghỉ ngơi và bù nước đầy đủ để nhanh chóng hồi phục

Ngoài ra, để hạn chế lây truyền cho người thân và cộng đồng, người bệnh cần ngủ màn tẩm hóa chất diệt côn trùng, tránh để bị muỗi đốt, nhất là trong thời gian bị sốt. Những người đã hồi phục sau khi nhiễm một chủng virus Dengue sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời với chủng ấy. Tuy nhiên, họ vẫn có thể bị tái nhiễm với các chủng virus Dengue khác và khi đó bệnh dễ tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc sốt xuất huyết không được uống thuốc gì cũng như cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh sốt xuất huyết, thuốc điều trị và một số lưu ý cho người bệnh. Ngoài ra, hãy nhớ không được chủ quan, chăm sóc, theo dõi bản thân và hãy thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Xem thêm:

Bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *